Tư vấn soạn thảo thỏa ước lao động tập thể cho doanh nghiệp

Tổng quan bài viết

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận về những vấn đề trong quan hệ lao động được xác lập giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để xây dựng thỏa ước lao động đảm bảo cân bằng lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, doanh nghiệp cần nắm vững và hiểu các quy định của pháp luật. Bài viết sẽ hướng dẫn Quý khách hàng cách soạn thảo thỏa ước lao động tập thể hiệu quả.

Những điều cần biết khi soạn thảo thỏa ước lao động tập thể

Những điều cần biết khi soạn thảo thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật lao động 2019 thì thỏa ước lao động tập thể được được hiểu là thỏa thuận đạt được giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hình thức thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động. Cụ thể là

  • Đối với doanh nghiệp, thỏa ước giúp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển bền vững. Thỏa ước cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp lao động, giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
  • Đối với người lao động, thỏa ước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.

Xây dựng thỏa ước lao động tập thể là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động. Qúa trình này đòi hỏi sự tham gia tích cực, thiện chí và hợp tác của cả hai bên.

Quy trình soạn thảo thỏa ước lao động tập thể

Lập dự thảo thỏa ước lao động và tổ chức lấy ý kiến

Trước khi khi ký kết thỏa ước lao động, người sử dụng lao động tiến hành xây dựng và soạn thảo dự thảo thỏa ước lao động tập thể, đàm phán và thương lượng nội dung dự thảo, tiến hành lấy ý kiến về dự thảo thỏa ước lao động tập thể. Khoản 1, khoản 2 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 quy định dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người được lấy ý kiến.

Các đối tượng được lấy ý kiến khi lập dự thảo thỏa ước lao động tập thể cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: Toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp
  • Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành: Toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng.
  • Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: Toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng.

Quá trình tổ chức lấy ý kiến phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.

Ký kết thỏa ước lao động tập thể

Căn cứ khoản 4 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019, đại diện hợp pháp của các bên thương lượng sẽ đứng ra ký kết thỏa ước lao động tập thể. Riêng đối với thỏa ước lao động tập thể mà có nhiều doanh nghiệp và được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng sẽ đứng ra ký kết.

Điều kiện để ký kết thỏa ước lao động tập thể là khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết với phương án tán thành, được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019

Công bố thỏa ước lao động tập thể

Tại khoản 6 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 quy định sau khi đã tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể thì người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết về nội dung của thỏa ước. Công bố thỏa ước thường được thực hiện bằng cách niêm yết công khai tại nơi làm việc của người lao động, bao gồm bảng thông báo hoặc các phương tiện truyền thông nội bộ.

Gửi thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật lao động 2019, sau khi ký kết thỏa ước lao động tập thể thì thỏa ước này phải được gửi cho mỗi bên tham gia ký kết 01 bản và gửi 01 bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động (khoản 11 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP) trong thời gian 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết.

Riêng đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể mà có nhiều doanh nghiệp tham gia thì phải gửi thỏa ước lao động tập thể đến từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước, mỗi đơn vị nhận 01 bản.

Nội dung của thỏa ước lao động tập thể

Nội dung của thỏa ước lao động tập thể

Nội dung trong thỏa ước lao động tập thể

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể. Nội dung phải có các nội dung tại Điều 67, bao gồm các nội dung:

  • Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
  • Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
  • Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
  • Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
  • Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
  • Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
  • Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Bên cạnh đó, thỏa ước lao động tập thể khuyến khích có các nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác mà mình quan tâm với điều kiện các nội dung này không được trái với quy định pháp luật.

Những lưu ý khi soạn thảo thỏa ước lao động tập thể

Khi soạn thảo thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo tính pháp lý và hiệu quả của thỏa ước.

  • Thỏa ước cần tuân thủ các quy định của pháp luật lao động và phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
  • Nội dung thỏa ước phải rõ ràng, cụ thể, tránh sử dụng các từ ngữ mập mờ, khó hiểu.
  • Quá trình soạn thảo cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ và thiện chí của cả người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
  • Thỏa ước lao động tập thể phải đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người lao động. Các điều khoản trong thỏa ước không được thấp hơn quy định của pháp luật lao động.
  • Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra các cam kết về quyền lợi cho người lao động, đảm bảo khả năng thực hiện trong thực tế. Doanh nghiệp nên tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người lao động về dự thảo thỏa ước.
  • Việc thực hiện thỏa ước cần có cơ chế giám sát, đánh giá và điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Dịch vụ tư vấn soạn thảo thỏa ước lao động tập thể chuyên nghiệp

Dịch vụ tư vấn soạn thảo thỏa ước lao động tập thể chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thỏa ước đúng pháp luật và hiệu quả. Tại Long Phan, đội ngũ chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong các công tác sau:

  • Cung cấp lời khuyên chuyên nghiệp về việc soạn thảo thỏa ước lao động tập thể, bao gồm các điều khoản và điều kiện hợp pháp, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên được bảo vệ một cách hợp pháp.
  • Tư vấn, cung cấp kiến thức liên quan đến quy định của pháp luật điều chỉnh việc xây dựng thỏa ước lao động
  • Tư vấn quy trình, thủ tục tổ chức thương lượng tập thể
  • Rà soát, đánh giá, phân tích dự thảo thỏa ước lao động do khách hàng soạn thảo.
  • Tổng kết, soạn thảo thỏa ước lao động sau khi tiến hành tổ chức thương lượng tập thể.
  • Tư vấn sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa ước lao động tập thể.

Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp là đảm bảo tính pháp lý và hiệu quả của thỏa ước. Chuyên gia tư vấn giúp doanh nghiệp tránh được các sai sót về thủ tục, đồng thời xây dựng được thỏa ước phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn cũng giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo thỏa ước. Chuyên gia tư vấn đóng vai trò trung gian, hỗ trợ quá trình thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động diễn ra thuận lợi, hiệu quả.

Dịch vụ tư vấn soạn thảo thỏa ước lao động tập thể tại Long Phan

Dịch vụ tư vấn soạn thảo thỏa ước lao động tập thể tại Long Phan

Thỏa ước lao động tập thể là công cụ pháp lý quan trọng, bảo vệ quyền lợi người lao động và người sử dụng lao động. Quá trình soạn thảo đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thương lượng hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật. Long Phan cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về soạn thảo thỏa ước lao động tập thể, đáp ứng yêu cầu pháp luật, bảo vệ quyền lợi Quý doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0906.735.386 để được hỗ trợ chi tiết.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Gọi tư vấn ngay!

["Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Long Phan"]

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi soạn thảo thỏa ước lao động tập thể

Tư vấn soạn thảo thỏa ước lao động tập thể cho doanh nghiệp