Các trường hợp sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng

Tổng quan bài viết

Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng khi có sai sót, thay đổi trên văn bằng bảo hộ. Thủ tục sửa đổi là cần thiết để đảm bảo tính thống nhất của hồ sơ giấy tờ. Bài viết dưới đây của Long Phan sẽ hướng dẫn Quý khách hàng đầy đủ thủ tục thực hiện trên đây.

Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào?
Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào?

Trường hợp nào được yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 172 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), việc sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng được được thực hiện trong trường hợp có sự thay đổi, sửa chữa sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.

Nếu những sai sót này là do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gây ra thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải sửa chữa và chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không phải nộp phí, lệ phí.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng

Thủ tục yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Các thành phần hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng là:

  • Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bản sao có chứng thực Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc sai sót liên quan đến tên, địa chỉ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ.
  • Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp Bằng bị mất).
Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Trình tự thực hiện yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng

Căn cứ tại tiểu mục 13 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 quy định về trình tự, thủ tục sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

  • Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng, cấp lại Bằng cho người đăng ký, đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định. Bằng bảo hộ giống cây trồng sửa đổi, cấp lại phải được giữ nguyên số Bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của Bằng bảo hộ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ và nêu rõ lý do.
Các bước yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng
Các bước yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng

Thời gian giải quyết yêu cầu

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng được đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ phải giải quyết xong yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về các trường hợp sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng. Nếu Quý khách cần tư vấn chuyên sâu hơn đối với lĩnh vực này, công ty Tư vấn Long Phan sẵn sàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho Quý khách trong quá trình sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng. Dịch vụ của chúng tôi sẽ bao gồm:

  • Tư vấn về điều kiện bảo hộ và quy trình sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng;
  • Cung cấp mẫu đơn sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng chuẩn theo quy định mới nhất;
  • Hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin vào mẫu đơn sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng đầy đủ, chính xác;
  • Đại diện nộp hồ sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng và theo dõi quá trình thẩm định;
  • Giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình thực hiện sửa đổi.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến trình tự sử đổi văn bằng bảo hộ mới nhất. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Long Phan cam kết hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện thủ tục sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng nhanh chóng, hiệu quả. Hãy liên hệ ngay hotline 0906735386 để được tư vấn miễn phí và báo giá cụ thể.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Gọi tư vấn ngay!

["Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Long Phan"]

Bài viết liên quan

Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào?

Các trường hợp sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng