Tư vấn thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tổng quan bài viết

Thẩm định dự án đầu tư nước ngoài là thủ tục nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Quá trình này không chỉ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh tại Việt Nam mà còn giúp đảm bảo rằng các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia. Theo dõi bài viết sau đây của Long Phan để được cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và các thủ tục cần thiết trong quá trình thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Quy định về thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Quy định về thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Luật Đầu tư 2020 đã quy định một cách chi tiết và rõ ràng về nội dung thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của quá trình thẩm định là đảm bảo rằng dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, pháp luật và các tiêu chí phát triển bền vững của Việt Nam, đồng thời đánh giá các tác động của dự án đến môi trường, xã hội và kinh tế.

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo khoản 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi 2022) được quy định như sau:

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:

  • Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
  • Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
  • Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
  • Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ;
  • Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
  • Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:

  • Các nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  • Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các nội dung cần thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Các nội dung cần thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Quy trình thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Luật Đầu tư 2020 quy định chi tiết về quy trình thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của dự án mà sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của các cấp khác nhau sẽ được trình bày dưới đây:

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

Theo Điều 34 Luật Đầu tư 2020 quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Khách hàng gửi hồ sơ theo khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2: Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định để trình Chính phủ.

Bước 4: Lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

Bước 5: Thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

  • Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  • Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
  • Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
  • Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
  • Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
  • Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.

Bước 6: Xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư

Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo Điều 35 Luật Đầu tư 2020 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Khách hàng gửi hồ sơ theo khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2: Lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư 2020.

Bước 3: Lấy ý kiến thẩm định

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4: Tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định

Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bước 5: Xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư

Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 UBND cấp tỉnh trở lên, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh

Theo Điều 36 Luật Đầu tư 2020 quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Khách hàng gửi hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020 cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 2: Thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

Bước 3: Lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại mục 2.2.

Bước 4: Lấy ý kiến thẩm định

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 5: Lập báo cáo thẩm định

Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định, trình UBND cấp tỉnh.

Bước 6: Chấp thuận chủ trương đầu tư

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • UBND cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung  về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
Quy trình thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Quy trình thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Khi thực hiện một dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, việc đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, Quý khách có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn uy tín để được hỗ trợ. Với sự chuyên nghiệp, Long Phan có thể tư vấn, hỗ trợ Quý khách trong quá trình thực hiện hồ sơ và thủ tục pháp lý liên quan đến thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dịch vụ của Long Phan gồm có:

  • Tư vấn Quý khách thẩm định tài chính, thẩm định dự án có vốn đầu tư nước  ngoài.
  • Tư vấn và hỗ trợ Quý khách về các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Hỗ trợ Quý khách chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để trình lên cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện Quý khách tham gia các cuộc họp với cơ quan nhà nước để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án.
  • Hỗ trợ Quý khách các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thẩm định.

Thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài là thủ tục cần sự cẩn trọng và tuân thủ để đảm bảo dự án được thực hiện thành công tại Việt Nam. Để quá trình thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam diễn ra thuận lợi, Quý khách hàng có thể liên hệ dịch vụ hỗ trợ của Long Phan qua hotline: 0906735386. Long Phan sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ Quý khách trong suốt quá trình thực hiện thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Gọi tư vấn ngay!

["Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Long Phan"]

Bài viết liên quan

Quy định về thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam