Quy trình đăng ký chuyển giao công nghệ

Tổng quan bài viết

Quy trình đăng ký chuyển giao công nghệ là một quy trình quan trọng và phức tạp trong việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý cần phải hiểu rõ về các thủ tục cũng như hồ sơ cần chuẩn bị trước để tiến hành đăng ký chuyển giao công nghệ. Trong bài viết này Long Phan sẽ cung cấp đến Quý đọc giả những thông tin về thủ tục trên.

Quy trình đăng ký chuyển giao công nghệ hiện nay
Quy trình đăng ký chuyển giao công nghệ hiện nay

Thế nào là chuyển giao công nghệ

Theo quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì có thể hiểu chuyển giao công nghệ là việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Chuyển giao công nghệ gồm các loại sau:

  • Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam;
  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam;
  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

 Khi nào phải đăng ký chuyển giao công nghệ?

Căn cứ vào Điều 31 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
  • Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Trình tự thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ

Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép chuyển giao công nghệ;
  • Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Bản gốc tiếng Việt hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ (trong trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt thì dịch sang tiếngViệt);
  • Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có);
  • Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có);
  • Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao;
  • Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
  • Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

Giấy đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ

Giấy đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ

Thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ

Căn cứ vào Điều 30 Luật chuyển giao công nghệ 2017, trình tự thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 2: Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Bước 3: Bên có nghĩa vụ thực hiện việc đề nghị cấp giấy phép chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Bước 4: Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định;
  • Bước 5: Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 6 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ được quy định như sau:

Đối với chuyển giao công nghệ thông qua thực hiện dự án đầu tư:

  • Đối với các dự án đầu tư tại Việt Nam được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, như Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương thì Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
  • Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn quản lý của các cơ quan như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; dự án thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không thuộc trường hợp phải có quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đăng ký tự nguyện theo Luật Chuyển giao công nghệ thì Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

Đối với chuyển giao công nghệ độc lập và hình thức khác theo quy định của pháp luật:

  • Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Đối với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước và trường hợp tự nguyện đăng ký theo Luật Chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ.

Như vậy, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt như đối với chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng hoặc chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách đặc biệt cho quốc phòng sẽ do Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

Dịch vụ tư vấn đăng ký chuyển giao công nghệ
Dịch vụ tư vấn đăng ký chuyển giao công nghệ

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ ở mỗi giai đoạn sẽ được quy định như sau:

  • Sau khi tiếp nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.
  • Sau khi nhận đủ hồ sơ Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong thời hạn 15 ngày làm việc; trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ kinh nghiệm, uy tín

Tại Long Phan, chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng những dịch vụ liên quan đến thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:

  • Kiểm tra, đánh giá mức độ khả thi, rủi ro trong hoạt động chuyển giao
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về việc đăng ký chuyển giao công nghệ;
  • Tư vấn phương án và dự liệu kế hoạch về chi phí, thời hạn thực hiện thủ tục;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục cần thiết cho việc đăng ký chuyển giao công nghệ;
  • Hỗ trợ soạn thảo, đơn từ pháp lý;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn giải quyết khi có tranh chấp xảy ra…

Quy trình đăng ký chuyển giao công nghệ là quá trình phức tạp đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ các quy định về quy trình, thủ tục liên quan. Việc theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện sẽ đảm bảo rằng mọi vấn đề được giải quyết kịp thời. Do đó, với việc sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đăng ký chuyển giao công nghệ sẽ là phương pháp tối ưu cho khách hàng. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ hay sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay qua Hotline: 0906.735.386.

Bài viết liên quan

Quy trình đăng ký chuyển giao công nghệ hiện nay

Quy trình đăng ký chuyển giao công nghệ