Cách kiểm tra tên thương hiệu trước khi đăng ký

Tổng quan bài viết

Kiểm tra tên thương hiệu trước khi đăng ký là một bước quan trọng trước khi nộp hồ sơ đăng ký tên thương hiệu. Đây là cách thức để biết tên thương hiệu có bị trùng hay đã có người đăng ký chưa . Hãy cùng Long Phan tìm hiểu rõ hơn về cách thức, quy trình kiểm trađăng ký tên thương hiệu trong bài viết sau đây.

Kiểm tra tên thương hiệu

Kiểm tra tên thương hiệu 

Tầm quan trọng của việc kiểm tra tên thương hiệu

Việc kiểm tra trước khi đăng ký đảm bảo rằng tên thương hiệu đã chọn không vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào khác, đảm bảo tính độc quyền và sự phân biệt cho tên thương hiệu. Điều này tránh được những vấn đề pháp lý tiềm ẩn và đảm bảo rằng thương hiệu đăng ký không bị tranh chấp sau này. 

Nếu sử dụng một tên thương hiệu đã được sử dụng bởi một doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến tranh chấp không đáng có hoặc tác động tiêu cực đến hình ảnh của doanh nghiệp. Bằng việc kiểm tra tên thương hiệu trước khi sử dụng, người đăng ký tránh được việc bị trả hồ sơ gây mất thời gian, chi phí sửa đổi.

Cách thức kiểm tra tên thương hiệu

Có hai cách thức kiểm tra tên thương hiệu, bao gồm:

  • Kiểm tra online: Thông qua website http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Kiểm tra trực tiếp: Thực hiện việc tra cứu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Thực hiện kiểm tra tên thương hiệu

Thực hiện kiểm tra tên thương hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương hiệu

Hồ sơ đăng ký

  • 02 Tờ khai đăng ký tên thương hiệu, đánh máy theo mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP. 
  • 05 Mẫu tên thương hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
  • Giấy ủy quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Căn cứ nội dung quy định tại: Điều 100, Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022).

Hồ sơ đăng ký tên thương hiệu

Hồ sơ đăng ký tên thương hiệu

Trình tự tiến hành

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ đăng ký tên thương hiệu đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ).

Bước 2: Chờ thẩm định hình thức đơn đăng ký.

Để kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. 

  • Trường hợp đơn hợp lệ: Đi tới Bước 3.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký.

  • Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Quyết định được công bố trên website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Chờ thẩm định nội dung đơn đăng ký.

  • Đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
  • Đơn không đáp ứng yêu cầu: Chủ thể nộp đơn có quyền khiếu nại, nếu không đồng ý với trả lời của Cục thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. 
  • Thời hạn thẩm định nội dung là không quá 09 tháng để từ ngày công bố đơn. 

Bước 5: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ và nhận Giấy chứng nhận.

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 02 đến 03 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 108, 109, 110, 114 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022).

Thẩm quyền giải quyết

Cơ quan thực hiện xử lý hồ sơ đăng ký tên thương hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN.

Lưu ý khi đăng ký bảo hộ tên thương hiệu

  • Kiểm tra tính độc quyền: Trước khi đăng ký, hãy đảm bảo rằng tên thương hiệu mà bạn muốn đăng ký chưa được ai sử dụng và không bị xung đột với bất kỳ thương hiệu nào khác. Điều này đảm bảo tính độc quyền của thương hiệu của bạn. 
  • Tên thương hiệu đăng ký bảo hộ không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các tên thương hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước.
  • Văn bằng bảo hộ tên thương hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp có thời hạn sử dụng là 10 năm. Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn.
  • Tư vấn chuyên môn: Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia về vấn đề bảo hộ thương hiệu để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và tối ưu hóa bảo vệ cho thương hiệu của mình.

Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ tên thương hiệu

  • Tư vấn điều kiện cần thiết để tên thương hiệu được phép đăng ký.
  • Hướng dẫn cách thức, quy trình, lệ phí cụ thể khi đăng ký tên thương hiệu.
  • Hỗ trợ kiểm tra khả năng nhầm lẫn giữa các tên thương hiệu.
  • Tư vấn hồ sơ cần thiết và soạn thảo đơn đăng ký.
  • Tư vấn và giải thích, làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đăng ký tên thương hiệu.
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh khác (nếu có).

Như vậy, việc kiểm tra tên thương hiệu trước khi đăng ký là bước không thể thiếu để đảm bảo tính độc quyền và bảo vệ cho thương hiệu. Bằng cách này, người làm kinh doanh không chỉ  tránh được các vấn đề pháp lý tiềm ẩn mà còn xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

Chúng tôi hy vọng thông tin trên đây đã giúp giải đáp phần nào thắc mắc của quý khách hàng. Nếu quý khách cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Long Phan qua Hotline 0906.735.386 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Bài viết liên quan

Kiểm tra tên thương hiệu

Cách kiểm tra tên thương hiệu trước khi đăng ký