Tư vấn thủ tục đòi nợ cá nhân hiệu quả

Tổng quan bài viết

Thủ tục đòi nợ cá nhân được hiểu là thủ tục đòi lại những khoản nợ vay (từ cá nhân, tổ chức,…) chậm trả, tức đã đến hạn trả nợ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định pháp luật nhưng bên vay chưa trả hoặc chưa trả đủ. Hiện nay, thủ tục thu hồi nợ còn nhiều khó khăn, bất cập. Bài viết dưới đây, Long Phan sẽ cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích liên quan đến thủ tục thu hồi nợ cá nhân hiệu quả. Xin mời tham khảo.

Thủ tục đòi nợ cá nhân hiệu quả
Thủ tục đòi nợ cá nhân hiệu quả

Quyền đòi nợ khi con nợ vi phạm nghĩa vụ

Khi con nợ vi phạm nghĩa vụ trả nợ, chủ nợ có quyền yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Cụ thể, chủ nợ có thể thực hiện một số quyền sau đây:

Yêu cầu con nợ thanh toán khoản nợ: Đây là quyền cơ bản nhất của chủ nợ. Chủ nợ có thể yêu cầu con nợ thanh toán toàn bộ hoặc một phần khoản nợ đến hạn. Việc thanh toán phải được thực hiện theo đúng thời hạn, cách thức đã thỏa thuận hoặc quy định tại hợp đồng.

Yêu cầu con nợ bồi thường thiệt hại: Nếu do vi phạm nghĩa vụ trả nợ mà chủ nợ phải chịu thiệt hại, chủ nợ có quyền yêu cầu con nợ bồi thường thiệt hại. Số tiền bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Chủ nợ có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Thế chấp: Chủ nợ có thể thế chấp tài sản của con nợ để bảo đảm cho khoản nợ. Nếu con nợ không trả nợ, chủ nợ có quyền bán tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ.
  • Cầm cố: Chủ nợ có thể cầm cố tài sản của con nợ để bảo đảm cho khoản nợ. Nếu con nợ không trả nợ, chủ nợ có quyền bán tài sản cầm cố để thu hồi khoản nợ.
  • Bảo lãnh: Chủ nợ có thể yêu cầu người thứ ba bảo lãnh cho khoản nợ của con nợ. Nếu con nợ không trả nợ, người bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ thay cho con nợ.
  • Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.

Nếu con nợ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chủ nợ có thể khởi kiện ra tòa án để buộc con nợ thực hiện nghĩa vụ của mình.

Quyền yêu cầu đòi nợ của cá nhân
Quyền yêu cầu đòi nợ của cá nhân

Trách nhiệm của con nợ khi vi phạm nghĩa vụ

Trách nhiệm hình sự

Nếu có căn cứ cho thấy rõ là người vay hoàn toàn có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả, dùng thủ đoạn gian dối, lẩn tránh nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả tiền hòng chiếm đoạt số tiền mà chủ nợ cho vay thì người vay có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2017, sửa đổi bổ sung 2017.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người vay có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 20 năm tù hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trách nhiệm dân sự

Khi không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người vay/con nợ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ nợ. Theo đó, ngoài việc con nợ phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đã vay thì còn phát sinh thêm nhưng trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả, tương ứng với thời gian chậm trả
  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền: Được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi , nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ.

Như vậy khi không thanh toán khoản tiền đúng hạn con nợ sẽ phải chịu các trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 351, Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015.

Trách nhiệm của con nợ khi vi phạm nghĩa vụ
Trách nhiệm của con nợ khi vi phạm nghĩa vụ

Các thủ tục đòi nợ cá nhân hiệu quả

Thương lượng, đàm phán yêu cầu trả nợ

Thương lượng là phương pháp giải quyết các tranh chấp kinh tế mà các bên tự thương lượng để đạt được sự đồng ý trong việc giải quyết mà không cần sự can thiệp của một bên thứ ba hay pháp luật. Đây được xem là phương pháp ưu tiên trong giải quyết các tranh chấp dân sự vì tính đơn giản và tiết kiệm.

Thương lượng không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn bảo mật về thông tin kinh doanh và duy trì các mối quan hệ hợp tác và uy tín. Nếu được thực hiện thành công, thương lượng không chỉ duy trì mối quan hệ tốt giữa các bên mà còn tránh được tổn thất về mặt sức khỏe, tâm lý và tinh thần, cũng như giảm thiểu các chi phí cho các hoạt động đòi nợ khác.

Tuy nhiên, đối với các khoản nợ phức tạp hoặc khi người vay không có khả năng trả nợ và thiếu thiện chí hợp tác, thương lượng trở nên khó khăn. Nên tiến hành thương lượng trong các trường hợp sau:

  • Khi con nợ có thiện chí thanh toán;
  • Khi con nợ có khả năng tài chính;
  • Khi mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ vẫn tốt đẹp.

Thực hiện hoạt động tố giác nếu xác định có dấu hiệu vi phạm

Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố cụ thể:

  • Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
  • Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
  • Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
  • Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Như vậy khi cá nhân cho mượn nợ nhận thấy hành vi của con nợ là hành vi có dấu hiệu phạm tội thì có quyền tố giác con nợ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cho mượn nợ.

Thủ tục đòi nợ cá nhân thông qua khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Cụ thể:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, chủ nợ có quyền khởi kiện đòi nợ tới tòa án có thẩm quyền để giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để có thể khởi kiện đòi nợ, thu hồi nợ, quý khách cần đáp ứng đủ điều kiện được khởi kiện đòi nợ tài toà án, bao gồm:

  • Tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện. Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.
  • Nộp hồ sơ khởi kiện đòi nợ đúng thẩm quyền của Tòa án: Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật.

Xác minh và ngăn chặn nợ tẩu tán tài sản

Hành vi tẩu tán tài sản là hành vi phạm pháp nhằm trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của bên thứ ba. Đây là hình thức lừa đảo được thực hiện bằng cách thiết lập các giao dịch giả mạo nhằm che dấu tài sản và trách nhiệm pháp lý.

Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hành vi tẩu tán tài sản cụ thể như sau:

  • Khi phát hiện hành vi tẩu tán tài sản cá nhân là chủ nợ có quyền yêu cầu tòa án thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc chuyển nhượng tài sản. Điều này có thể bao gồm cấm chuyển nhượng, bán đấu giá hoặc đóng băng, đảm bảo việc thu hồi nợ và bảo vệ quyền của bên thứ ba.
  • Cá nhân thu hồi nợ có đủ bằng chứng để chứng minh rằng hành vi đó là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Nghĩa là giao dịch sẽ không có hiệu quả pháp lý giúp bên thứ ba có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể yêu cầu trả lại số nợ.

Như vậy hành vị tẩu tán tài sản trong giao dịch dân sự tòa án có quyền tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi cho cá nhân thu hồi nợ

Dịch vụ tư vấn tư cách đòi nợ cá nhân hiệu quả

Việc hiểu và đáp ứng các điều kiện để thu hồi nợ cá nhân là khá phức tạp và rắc rối. Đó là lúc một dịch vụ tư vấn về đòi nợ cá nhân  trở nên quan trọng. Long Phan giúp đỡ khách hàng trong việc hiểu rõ hơn về các yêu cầu và quy định của pháp luật. Cụ thể hỗ trợ các công việc sau:

  • Rà soát hợp đồng, thỏa thuận và các tài liệu khác liên quan đến nợ và hoạt động thu hồi nợ;
  • Tư vấn xác định các khoản nợ bao gồm nợ gốc, lãi và các khoản bồi thường, phạt vi phạm khác trong thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận nợ và thu hồi nợ;
  • Đánh giá tình trạng của khách nợ và đưa ra khả năng hoàn nợ của họ;
  • Xây dựng phương án đàm phán, thương lượng bước đầu với khách nợ;
  • Đề xuất phương án thu hồi nợ tối ưu phù hợp với tình trạng thực tế của các khoản nợ;
  • Chuẩn bị và hoàn thiện các hồ sơ cần thiết đảm bảo yêu cầu thu hồi nợ;
  • Xây dựng chiến lược thu hồi nợ đáp ứng yêu cầu của khách hàng;
  • Đề xuất các rủi ro và phương thức hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động thu hồi nợ;
  • Liên hệ và tiến hành thương lượng, đàm phán với khách nợ;
  • Lên chi tiết các khoản chi phí phát sinh khi tiến hành thu hồi nợ.

Trên đây là những nội dung mà Long Phan cung cấp cho Quý khách về những quy trình để có thể đòi nợ cá nhân hiệu quả. Nếu quý khách có vấn đề cần sự hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Long Phan, hãy liên hệ hotline:  0906.735.386 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi cam kết giúp Quý khách hiểu rõ và đáp ứng các thủ tục để đòi nợ cá nhân một cách hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

Thủ tục đòi nợ cá nhân hiệu quả

Tư vấn thủ tục đòi nợ cá nhân hiệu quả