Startup nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Tổng quan bài viết

Startup nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào là câu hỏi gợi mở về vấn đề lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để khởi nghiệp. Đây là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng chiến lược kinh doanh và sự phát triển bền vững, thành công của doanh nghiệp trong tương lai, cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Long Phan sẽ cung cấp những gợi ý hữu ích giúp các startup có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Loại hình doanh nghiệp mà Start up nên thành lậpLoại hình doanh nghiệp mà Startup nên thành lập

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Tùy vào mục tiêu kinh doanh và quy mô hoạt động, các nhà khởi nghiệp sẽ có sự cân nhắc các loại hình doanh nghiệp phù hợp để khởi nghiệp. Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, có 05 loại hình doanh nghiệp mà các nhà khởi nghiệp có thể lựa chọn để thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp:

  • Công ty TNHH một thành viên:
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
  • Công ty cổ phần:
  • Doanh nghiệp tư nhân:
  • Công ty hợp danh

Căn cứ theo nội dung tại: Điều 46, Điều 74, Điều 111, Điều 177, Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

>>> Xem thêm: Các trường hợp nên lựa chọn loại hình cổ phần khi thành lập doanh nghiệp

Startup nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào khi khởi nghiệp

Xem xét ý muốn của chủ startup

Ý tưởng và mục tiêu của chủ startup là hạt giống đầu tiên để thành lập nên một doanh nghiệp. Tùy vào ý muốn của mình, chủ startup có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Dưới đây là gợi ý lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp khi xem xét ý muốn của chủ startup:

Một là, chủ startup muốn khởi nghiệp một mình hay làm với đối tác:

  • Nếu như chủ startup muốn khởi nghiệp một mình, có hai loại hình doanh nghiệp sẽ là sự lựa chọn phù hợp là Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH MTV. Hai loại hình doanh nghiệp này có điểm chung là đều do một chủ sở hữu sáng lập và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp, việc quản lý cũng như thiết lập các mục tiêu cũng sẽ dễ dàng hơn.
  • Nếu chủ startup muốn khởi nghiệp cùng một hoặc nhiều đối tác, các loại hình doanh nghiệp sẽ là sự lựa chọn phù hợp bao gồm: Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần. Lúc này, doanh nghiệp thành lập sẽ có sự tham gia hợp tác và chia sẻ trách nhiệm của các đối tác với nhau. Các rủi ro kinh doanh và lợi nhuận sẽ được chia sẻ cho các thành viên, đồng thời có sự giúp đỡ lẫn nhau để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hai là, chủ startup muốn sở hữu như thế nào đối với doanh nghiệp sau khi thành lập:

  • Nếu muốn sở hữu hoàn toàn công ty, chủ startup có thể lựa chọn thành lập Doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH MTV. Đối với hai loại hình này, Chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận không cần phải chia sẻ với ai hết mà sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Nếu chủ startup muốn hợp tác với đối tác và chia sẻ quyền sở hữu, chủ startup có thể lựa chọn thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty hợp danh. Lúc này, lợi nhuận và rủi ro sẽ được chia cho các thành viên. Hai loại hình doanh nghiệp này phù hợp khi chủ startup muốn hợp tác và chia sẻ quyền sở hữu với đối tác.
  • Nếu chủ startup muốn huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư và mở rộng quy mô lớn, chủ startup có thể lựa chọn thành lập công ty Cổ phần.

Ba là, trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp:

Trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp là trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ và các chi phí phát sinh khách của doanh nghiệp. Hiện nay, theo quy định có 2 chế độ trách nhiệm tài sản là trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm hữu hạn.

  • Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn hiện nay là Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh (thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn). Nếu như chủ doanh nghiệp muốn tự chịu trách nhiệm, quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, hưởng mọi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty thì Startup có thể lựa chọn những loại hình doanh nghiệp này để thành lập doanh nghiệp.
  • Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn hiện này là Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty Cổ phần. Lúc này tài sản của công ty tách biệt với tài sản của chủ sở hữu. Các rủi ro trong kinh doanh, bao gồm các khoản nợ, các chi phí khác,…sẽ được phân bổ đều theo tỷ lệ vốn góp. Vì vậy, nếu muốn đem lại được sự an tâm cho khách hàng và giảm được tỷ lệ rủi ro, Startup có thể lựa chọn những loại hình doanh nghiệp này để thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, quyết định cuối cùng của chủ startup nên dựa trên mục tiêu kinh doanh, khả năng tài chính, và mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của chủ startup và các đối tác (nếu có).

Xem xét số lượng đồng sáng lập

Khi bắt đầu một doanh nghiệp, việc xem xét số lượng đồng sáng lập là một quyết định quan trọng đối với mỗi chủ startup. Số lượng đồng sáng lập không chỉ ảnh hưởng đến quyết định về loại hình doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phân công nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức:

  • Nếu chủ startup là người duy nhất sáng lập và muốn sở hữu hoàn toàn doanh nghiệp thì có thể lựa chọn thành lập Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH MTV.
  • Nếu có hai đồng sáng lập trở lên, chủ startup có thể lựa chọn thành lập Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty Cổ phần.

Xem xét kế hoạch và định hướng phát triển doanh nghiệp

Kế hoạch và định hướng phát triển doanh nghiệp là bước quan trọng đối với mỗi chủ startup. Việc xem xét và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp giúp định hình chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển. Dưới đây là các loại hình doanh nghiệp phù hợp với các định hướng khác nhau:

Nếu muốn kêu gọi thêm nhiều người vào doanh nghiệp và phát triển lớn mạnh, chủ startup có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty Cổ phần: Loại hình này cho phép kêu gọi vốn từ các chủ thể khác nhau từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc cho các nhà đầu tư. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Loại hình này phù hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển mạnh mẽ và mở rộng nhanh chóng, phù hợp với các dự án lớn, có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và cần nguồn vốn đầu tư lớn.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Loại hình này sẽ có cho phép huy động vốn từ các thành viên mới, giúp phát triển quy mô doanh nghiệp một cách linh hoạt. Nó phù hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển trung và dài hạn.

Nếu muốn phát triển từ từ và dễ quản lý, chủ startup có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp dễ thành lập và quản lý. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động trong các ngành nghề ít rủi ro.
  • Công ty TNHH Một thành viên: Chủ startup chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, bảo vệ tài sản cá nhân và Dễ dàng chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần khi cần mở rộng, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có kế hoạch phát triển từng bước

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo định hướng phát triểnLựa chọn loại hình doanh nghiệp theo định hướng phát triển

Nhu cầu tìm kiếm khách hàng

Khi xây dựng một doanh nghiệp, việc xem xét nhu cầu tìm kiếm khách hàng là một phần quan trọng của quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Dựa trên tính chất và ngành nghề của sản phẩm hoặc dịch vụ, một số loại hình doanh nghiệp có thể phù hợp hơn để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đối với ngành nghề Bất động sản và Xây dựng:

  • Trong lĩnh vực này, khách hàng thường đánh giá cao sự ổn định và uy tín của doanh nghiệp, cũng như khả năng cung cấp các giải pháp và dịch vụ chuyên nghiệp. Một số lựa chọn phù hợp có thể bao gồm: Công ty Cổ phần, Công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên).
  • Một trong những ưu điểm của hai loại hình này là chế độ trách nhiệm tài sản là chế độ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ hoặc cổ phần, vì vậy chủ sở hữu có thể hạn chế được nhiều rủi ro về tài chính khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng.

Dịch vụ tư vấn loại hình doanh nghiệp cho startup nên thành lập

Tại Long Phan chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề về loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về loại hình doanh nghiệp;
  • Tư vấn các quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp của từng loại hình;
  • Hỗ trợ chuẩn bị các hồ sơ cho từng loại hình doanh nghiệp;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn định hướng và phát triển doanh nghiệp cho từng loại hình;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp.

Tư vấn startup nên thành lập loại hình doanh nghiệp nàoTư vấn startup nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào

Nhu cầu tư vấn loại hình doanh nghiệp cho startup nên thành lập hiện nay là vấn đề khá phổ biến. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn sẽ giúp các startup lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp tùy theo tình hình kinh doanh cũng như mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ tư vấn lựa chọn loại hình doanh phù hợp, hãy liên hệ ngay cho Long Phan theo Hotline 0906735386 để được tư vấn chi tiết.

Bài viết liên quan

Loại hình doanh nghiệp mà Start up nên thành lập

Startup nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?