Những việc cần làm về thuế – kế toán khi mở doanh nghiệp

Tổng quan bài viết

Những việc cần làm về thuế – kế toán khi mở doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng để đảm bảo sự thành công và bền vững của doanh nghiệp mới. Khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong những công tác đầu tiên về thuế và kế toán của doanh nghiệp sẽ giúp tối ưu hóa các hoạt động, tạo sự phát triển ổn định và tránh vi phạm pháp luật. Biết được điều đó, Long Phan sẽ mang đến cho quý độc giả những thông tin về thuế và kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp. 

Những vấn đề cần lưu ý về thuế - kế toán

Những vấn đề cần lưu ý về thuế – kế toán

Mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số

Mở tài khoản ngân hàng

Sau khi thành lập doanh nghiệp, việc mở tài khoản ngân hàng là một bước không thể thiếu để quản lý tài chính một cách hiệu quả. Việc này không chỉ giúp phân biệt rõ ràng giữa tài chính cá nhân và doanh nghiệp, mà còn cung cấp nền tảng cho các giao dịch kinh doanh và thanh toán. Hiện nay, việc mở và điều chỉnh tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp không đòi hỏi thủ tục thông báo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như các cơ quan thuế.

Mua chữ ký số

Chữ ký số là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động trong giao dịch như ký kết hợp đồng online, giao dịch ngân hàng, nộp thuế điện tử, mua bảo hiểm xã hội,…Khi sử dụng chữ ký số sẽ hỗ trợ cho các thủ tục kê khai, đăng ký trực tuyến được diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc phát hành hóa đơn điện tử. Khi đăng ký chữ ký số doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực của người đại diện theo pháp luật. 

Kê khai và nộp thuế môn bài

Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.

Mức nộp lệ phí môn bài:

  • Đối với Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: lệ phí 3.000.000 đồng/năm;
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: lệ phí 2.000.000 đồng/năm;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: lệ phí 1.000.000 đồng/năm.

Ngoài ra những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài:

  • Doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng đầu năm: Nộp lệ phí môn bài cả năm;
  • Doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ 01/7 trở đi): Nộp 50% lệ phí môn bài.

Thủ tục khai thuế định kỳ

Thủ tục khai thuế định kỳ

Kê khai các loại thuế liên quan khác

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

  • Doanh nghiệp mới thành lập sẽ nộp Tờ khai thuế GTGT theo kỳ kê khai quý;
  • Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Thuế thu nhập doanh nghiệp 

  • Hàng quý, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý;
  • Thời hạn nộp: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo;
  • Theo quy định hiện hành, việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
  • Đối với thủ tục khai quyết toán thuế TNDN: từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch, doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ quyết toán thuế không chậm hơn ngày thứ 90.

Thuế thu nhập cá nhân

Kỳ kê khai thuế thu nhập cá nhân được tính theo tháng hoặc theo quý. Cụ thể:

  • Trong quý phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên thì phải khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Trong quý không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của bất kỳ nhân viên nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm.

Thông báo phát hành hóa đơn

Hiện nay, theo quy định tại khoản 3 Điều 59  Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ thì doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022. Doanh nghiệp tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. Sau khi được cơ quan thuế chấp nhận, doanh nghiệp tiến hành xuất hóa đơn.

Ngoài ra, theo Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực vào ngày 01/07/2022 thì doanh nghiệp không cần tiến hành việc thông báo phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế như trước kia nữa. 

Lựa chọn chế độ kế toán 

Hiện nay việc lựa chọn chế độ kế toán, doanh nghiệp có thể dựa trên quy mô để lựa chọn (trừ những doanh nghiệp đặc thù như bảo hiểm, ngân hàng). Cụ thể chế độ kế toán sẽ được phân chia thành:

  • Đối với doanh nghiệp lớn có thể lựa chọn chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC;
  • Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC;
  • Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC;

Lựa chọn phương pháp trích khấu hao Tài sản cố định 

Căn cứ theo Điều 13 thông tư 45/2013/TT-BTC. Có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp có thể áp dụng là:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng.
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.Phương pháp khấu hao tài sản

Phương pháp khấu hao tài sản

Dịch vụ tư vấn về thuế cho doanh nghiệp

Tại Long Phan, chúng tôi cung cấp những dịch vụ về thuế cho doanh nghiệp như sau:

  • Cung cấp hướng dẫn về cách thức xuất hóa đơn cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn về việc sử dụng hóa đơn đầu vào và đầu ra một cách hợp lý cho doanh nghiệp;
  • Tiếp nhận hóa đơn và các chứng từ kế toán từ doanh nghiệp để thực hiện kê khai, báo cáo thuế và lập báo cáo tài chính;
  • Phân loại và kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn của doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cân đối thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra;
  • Thực hiện lập tờ khai và nộp báo cáo thuế theo các thời hạn quy định, cũng như lập tờ khai và báo cáo thuế thu nhập cá nhân tạm tính và thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Hoàn thiện các chứng từ kế toán theo quy định để lưu trữ cho doanh nghiệp;
  • Xây dựng và hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, tài khoản kế toán, khấu hao tài sản, thu chi, quản lý kho, các chứng từ ngân hàng, bảo hiểm, và các vấn đề lao động theo quy định, nhằm đảm bảo quá trình quyết toán thuế của doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ;
  • Hoàn thiện tờ khai và nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp theo quy định;
  • Lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho công ty.

Những nội dung trên là một số điểm về thuế và kế toán mà các doanh nghiệp cần làm sau khi vừa thành lập. Tuy nhiên để thực hiện tốt những điều trên đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các mặt, cũng như công tác chuyên môn về thuế và kế toán. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về doanh nghiệp có thể liên hệ với Long Phan qua Hotline: 0906.735.386. 

Bài viết liên quan

Những vấn đề cần lưu ý về thuế - kế toán

Những việc cần làm về thuế – kế toán khi mở doanh nghiệp