Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh

Tổng quan bài viết

Soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh là việc hoàn thành các thủ tục pháp lý và là cơ sở để xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững, minh bạch và hiệu quả. Khi mọi quyền lợi và nghĩa vụ được quy định rõ ràng trong hợp đồng, các thành viên sẽ tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp. Theo dõi bài viết sau đây của Long Phan để được hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh chuẩn xác.

Cách soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh
Cách soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?

Hợp đồng góp vốn kinh doanh là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc cùng đầu tư vào một dự án kinh doanh. Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Doanh nghiệp 2020 không định nghĩa cụ thể thuật ngữ này. Tuy nhiên, dựa trên các quy định liên quan, có thể hiểu đây là thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên.

Mục đích của hợp đồng này là xác lập quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các bên tham gia. Các bên cam kết đóng góp vốn, công sức hoặc tài sản để thực hiện hoạt động kinh doanh chung và cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro và trách nhiệm phát sinh từ hoạt động kinh doanh đó.

Đặc điểm của hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn kinh doanh có những đặc điểm riêng biệt, phân biệt với các loại hợp đồng khác. Và có những đặc điểm chính như sau:

  • Hợp đồng góp vốn phải được lập thành văn bản: vì đối tượng của hợp đồng góp vốn là các cam kết mà các bên đã thoả thuận góp vốn. Hợp đồng góp vốn là hợp đồng có thể có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác góp vốn để cùng làm một công việc kinh doanh. Hợp đồng này mang tính ưng thuận.
  • Về chủ thể tham gia: hợp đồng này có thể có nhiều bên ký kết. Các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, không giới hạn về số lượng. Điều này phụ thuộc vào quy mô của dự án và nhu cầu của các nhà đầu tư. Tất cả các bên đều có mục đích chung là hợp tác góp vốn để thực hiện một công việc kinh doanh cụ thể.
  • Hợp đồng góp vốn kinh doanh là hợp đồng song vụ: vì mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Các quyền và nghĩa vụ này được xác định dựa trên thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng góp vốn kinh doanh mang tính chất chia sẻ lãi lỗ: sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản theo thỏa thuận. Nếu có lợi nhuận, họ sẽ chia theo tỷ lệ đã thỏa thuận. Trong trường hợp thua lỗ, mỗi bên phải gánh chịu theo phần đóng góp của mình.
Các đặc điểm chính của hợp đồng góp vốn kinh doanh cần lưu ý
Các đặc điểm chính của hợp đồng góp vốn kinh doanh cần lưu ý

Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh

Nội dung cần phải có của hợp đồng góp vốn kinh doanh

Khi lập và soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh, thì các bên tham gia thỏa thuận có thể tự do trao đổi về nội dung hợp đồng nhưng trong hợp đồng phải có 9 nội dung sau đây:

  1. Thông tin về chủ thể ký kết hợp đồng: Phải xác định rõ được các thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
  2. Đối tượng của hợp đồng: Cần phải ghi rõ số lượng, chất lượng của đối tượng đó.
  3. Phương thức thanh toán: các bên phải ghi rõ thanh toán bằng phương thức tiền mặt, hay chuyển khoản,… thỏa thuận về giá cần phải rõ ràng để tránh việc tranh chấp sau này.
  4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
  5. Phân chia lợi nhuận của các bên tham gia hợp đồng góp vốn kinh doanh
  6. Hiệu lực của hợp đồng: ghi rõ thời hạn của hợp đồng, địa điểm cụ thể khi giao dịch, và phương thức thực hiện hợp đồng góp vốn kinh doanh phải thật rõ ràng
  7. Quy định, nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia
  8. Giải quyết tranh chấp: Các bên nên thỏa thuận nội dung này để giải quyết các tranh chấp nếu các bên không thể thỏa hiệp được với nhau khi đang thực hiện hợp đồng.
  9. Một số các khoản khác do các bên tự do thỏa thuận với nhau.

>>> TẢI MẪU HỢP ĐỒNG GÓP VỐN KINH DOANH MỚI NHẤT: TẠI ĐÂY

Hình thức của hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn có nhiều chủ thể tham gia (ít nhất là 02 chủ thể) với mục đích hợp tác, góp vốn để hoàn thành một công việc nào đó. Do đó, hợp đồng phải lập thành văn bản để trở thành bằng chứng pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.

Với hình thức văn bản của hợp đồng góp vốn kinh doanh, hợp đồng cần được công chứng để đảm bảo tính minh bạch của hợp đồng.

Những nội dung cần lưu ý soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh
Những nội dung cần lưu ý soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp và cá nhân chọn sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp giúp Quý khách tiết kiệm thời gian và công sức cho các bên tham gia. Tại Long Phan, chúng tôi có thể tư vấn, hỗ trợ Quý khách trong việc soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh để đề xuất các điều khoản phù hợp để bảo vệ quyền lợi của mỗi bên và giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong hợp đồng. Các dịch vụ của Long Phan bao gồm:

  • Tư vấn tổng quan về góp vốn kinh doanh trong việc giải thích rõ ràng các quy định pháp luật về các hình thức góp vốn kinh
  • Soạn thảo hợp đồng góp vốn chi tiết, bao gồm đầy đủ các điều khoản cần thiết.
  • Điều chỉnh hợp đồng dựa trên ý kiến đóng góp của các bên. Việc điều chỉnh hợp đồng sẽ đảm bảo phù hợp với thỏa thuận chung và đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng để đảm bảo tính hợp pháp, rõ ràng và tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

Soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh giúp bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra và tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Để đảm bảo hợp đồng của Quý khách tuân thủ đúng quy định pháp luật và bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên, hãy liên hệ với Long Phan qua hotline 0906735386. Long Phan sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ Quý khách trong suốt quá trình soạn thảo và thực hiện hợp đồng góp vốn kinh doanh.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Gọi tư vấn ngay!

["Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Long Phan"]

Bài viết liên quan

Cách soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh