Dịch vụ soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay

Tổng quan bài viết

Hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay là hai yếu tố thiết yếu trong các giao dịch tài chính. Quý khách càng nắm rõ các quy định về thủ tục vay tài sản cũng như là quy trình soạn thảo hợp đồng cho vay sẽ càng đảm bảo quyền lợi của mình tốt hơn. Thông qua bài viết sau đây, hãy cùng Long Phan tìm hiểu về quy trình soạn thảohợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay.

Cần làm gì khi soạn thảohợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay
Cần làm gì khi soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay

Cần lưu ý gì khi cho vay tiền? Ngưỡng lãi suất khi cho vay tiền là bao nhiêu?

Khi cho vay tiền, một số lưu ý sau cần chú ý để doanh nghiệp không vi phạm pháp luật và bị “quỵt nợ” là:

  • Cho vay với lãi suất đúng quy định;
  • Khi cho vay phải lập hợp đồng vay tiền;
  • Sử dụng phương thức đòi nợ đúng quy định pháp luật;
  • Lưu ý về giữ giấy tờ tùy thân của người vay tiền;
  • Nên thỏa thuận về thời hạn trả tiền cho vay;

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay đối với các bên khi có thỏa thuận là: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn ở trên

Một số biện pháp bảo đảm khi cho vay.

Căn cứ theo Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi cho vay bao gồm:

  • Cầm cố tài sản.
  • Thế chấp tài sản.
  • Đặt cọc.
  • Ký cược.
  • Ký quỹ.
  • Bảo lưu quyền sở hữu.
  • Bảo lãnh.
  • Tín chấp.
  • Cầm giữ tài sản
Đặt cọc là một trong số các biện pháp bảo đảm khi cho vay
Đặt cọc là một trong số các biện pháp bảo đảm khi cho vay

Hợp đồng cho vay gồm có những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 463, Điều 464, Điều 465, Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nội dung trong hợp đồng cho vay gồm:

  • Thông tin cá nhân của các bên cho vay
  • Tài sản cho vay (nếu là tiền thì là số tiền cho vay);
  • Nếu tài sản cho vay là đồ vật khác chứ không phải tiền thì hợp đồng sẽ có đặc điểm, số lượng tài sản cho vay;
  • Thời hạn cho vay;
  • Lãi suất và thời điểm trả lãi;
  • Nếu tài sản cho vay là đồ vật thì hợp đồng có thể có thêm thỏa thuận sử dụng, khai thác tài sản;
  • Hình thức bảo đảm của khoản vay
  • Phương thức thanh toán
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Trường hợp chấm dứt hợp đồng, gia hạn hợp đồng
  • Xử lý tranh chấp, phạt vi phạm. bồi thường
  • Các vấn đề khác có liên quan

Những điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay

Khi soạn thảo hợp đồng cho vay tài sản, cần lưu ý các vấn đề sau:

  1. Hình thức hợp đồng: Dù pháp luật không quy định bắt buộc một dạng hình thức nào nhưng các bên vẫn nên lập hợp đồng dưới dạng văn bản
  2. Về thông tin cá nhân của các bên: Nếu thông tin của các bên không đúng thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và tính thực thi của hợp đồng, thậm chí không thể yêu cầu trả lại tài sản cho vay.
  3. Các thông tin về tài sản cho vay: Những thông tin này cho biết về đối tượng của hợp đồng, từ đó nếu phát sinh tranh chấp người cho vay sẽ có cơ sở vững chắc để yêu cầu người vay trả đúng tài sản của mình.
  4. Lãi suất: Lãi suất không được vượt quá quy định của pháp luật và nên rõ ràng, bao gồm kỳ hạn trả lãi suất;
  5. Các biện pháp bảo đảm: Cần phải lựa chọn các biện pháp bảo đảm hợp lý vì với mỗi loại biện pháp bảo đảm thì sẽ có những đặc điểm, lưu ý đối với bảo đảm tài sản khác nhau.
  6. Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với đối tượng cho vay và bên cho vay.
  7. Thời hạn vay: Thời hạn vay nên có sự hợp lý để người vay tài sản có điều kiện thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đồng thời người cho vay có căn cứ yêu cầu bên còn lại hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
Soạn thảohợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay cần lưu ý gì?
Soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay cần lưu ý gì?

Dịch vụ hỗ trợ soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay

Soạn thảo hợp đồng cho vay và lựa chọn đúng biện pháp bảo đảm để đưa vào hợp đồng là hai bước đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về pháp luật dân sự và các quy định liên quan. Do đó, nếu đang tìm một đơn vị tư vấn thủ tục soạn thảo hợp đồng đáng tin cậy, Quý khách có thể tham khảo dịch vụ tại Long Phan. Chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách hàng gói dịch vụ toàn diện, bao gồm:

  • Hỗ trợ thu thập các thông tin về bên vay tài sản và tính hợp pháp của đối tượng giao dịch;
  • Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan tới soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay;
  • Chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo các văn bản liên quan đến soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vayy;
  • Tư vấn, hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm
  • Tư vấn các phương án giải quyết hiệu quả khi bên vay vi phạm hợp đồng
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh khác (nếu có).

Nếu Quý khách cần hỗ trợ trong quá soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay, vui lòng liên hệ Hotline 0906735386. Long Phan luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hoàn thành thủ tục nhanh chóng và hiệu quả.

Bài viết liên quan

Cần làm gì khi soạn thảo hợp đồng cho vay và lựa chọn biện pháp bảo đảm?

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng cho vay và biện pháp bảo đảm khi cho vay