Hòa giải thương mại: Cách giải quyết tranh chấp kinh doanh hiệu quả

Tổng quan bài viết

Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả cho các doanh nghiệp. Phương thức này hiện nay vẫn chưa được sử dụng phổ biến vì phần lớn các cá nhân tổ chức chưa hiểu hết những quy định pháp luật về hòa giải thương mại và hiệu quả mà phương thức này mang lại. Bài viết dưới đây Long phan sẽ cung cấp đến Quý khách hàng về cách giải quyết tranh chấp kinh doanh hiệu quả bằng phương thức hòa giải thương mại. Xin mời tham khảo bài viết.

Hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại là gì?

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật.

Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại ban hành ngày 24/02/2017.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Theo quy định hiện hành tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP việc hòa giải bao gồm các nguyên tắc sau:

  • Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Với việc tuân thủ nguyên tắc trên trong quá trình hòa giải thương mại sẽ trở nên hiệu quả giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng.

Điều kiện áp dụng hòa giải thương mại

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, điều kiện để được áp dụng hòa giải thương mại bao gồm các điều kiện sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. và hình thức thỏa thuận hòa giải có thể được thiết lập thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng hoặc thỏa thuận hòa giải cũng có thể được thiết lập dưới dạng một thỏa thuận riêng biệt độc lập với hợp đồng chính nhưng phải được thực hiện bằng văn bản và đảm bảo tính rõ ràng và thống nhất của cả hai bên;
  • Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Điều kiện về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại đặt ra các quy định linh hoạt và rõ ràng để đảm bảo sự hợp tác tôn trọng của các bên liên quan.

Tại sao nên lựa chọn phương án hòa giải thương mại?

Việc lựa chọn hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp mà một cách thức mang lại nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức khác như sau:

  • Đây là phương pháp được thực hiện với thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên đương sự.
  • Khi tham gia hòa giải, với tinh thần thiện chí và hợp tác, các doanh nghiệp cũng dễ đạt được thỏa thuận một cách nhanh chóng hơn so với phương pháp giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.
  • Với việc được quy định về cách thức thực hiện phương pháp trong Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thì các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn phương thức và quy trình phù hợp tránh các thủ tục pháp lý phức tạp kéo dài thời gian chi phí.
  • Thông qua hòa giải, các doanh nghiệp có cơ hội thể hiện thiện chí, hiểu và thông cảm cho nhau hơn, giúp họ tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ kinh doanh đối tác, chính là mục đích cuối cùng của các bên mong muốn đạt được khi thực hiện các hoạt động thương mại.

Tóm lại với sự công nhận hợp pháp về hòa giải thương mại và tạo ra nhiều ưu điểm cho các doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp thì việc lựa chọn phương thức này là lựa chọn đáng cân nhắc cho các doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP việc tiến hành hòa giải thương mại được quy định như sau:

Bước 1: Lựa chọn nguyên tắc hòa giải:

  • Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

Bước 2: Lựa chọn hòa giải viên:

Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

Bước 3: Xác định địa điểm và thời gian hòa giải:

  • Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
  • Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Bước 4: Kết quả hòa giải:

  • Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự;
  • Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật

Bước 5: Công nhận kết quả hòa giải thành:

  • Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Hòa giải viên tham gia hòa giải thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc trung gian giữa các bên tranh chấp đảm bảo quá trình hòa giải diễn ra một cách công bằng thể hiện ý chí của các bên tham gia.

Lưu ý: Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
  • Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
  • Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.

Thủ tục hòa giải thương mại

Thủ tục hòa giải thương mại

Hiệu lực thi hành

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.

Theo khoản 8 Điều 419 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục công nhận hòa giải thành thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại của chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những công việc cụ thể như sau:

  • Đánh giá rủi ro, lợi thế của khách hàng đối với tranh chấp phát sinh;
  • Tư vấn lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp;
  • Đại diện cho khách hàng trong khi đàm phán với bên đối tác;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ khi giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo và đánh giá các thỏa thuận giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
  • Tư vấn quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động để hạn chế phát sinh tranh chấp

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Long Phan sẽ giúp Quý khách hài lòng nhất tiết kiệm thời gian chi phí, và bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp của mình.

Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Việc áp dụng hòa giải thương mại đúng cách không chỉ giúp giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả mà còn tạo nền tảng cho sự hợp tác lâu dài và bền vững giữa các bên kinh doanh. Bài viết trên Long Phan đã cung cấp cho Quý khách hàng về cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng hòa giải thương mại một cách hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ với Long Phan qua số hotline 0906.735.386. Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan

Hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại: Cách giải quyết tranh chấp kinh doanh hiệu quả