Khi thành lập công ty cần chuẩn bị những gì

Tổng quan bài viết

Thành lập công ty là một quyết định quan trọng và đầy thử thách trên con đường kinh doanh của mỗi doanh nhân. Thành lập công ty đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, từ kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, cho đến các thủ tục pháp lý và tài chính để đảm bảo doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động và đạt được sự phát triển bền vững. Hãy cùng Long Phan tìm hiểu về những yếu tố cần thiết để thành công thành lập công ty.

Những yếu tố cần chuẩn bị khi thành lập công ty

Những yếu tố cần chuẩn bị khi thành lập công ty

Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?

Lựa chọn loại hình

Bước đầu tiên sau khi đã lên ý tưởng và có kế hoạch kinh doanh là lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu kinh doanh, quy mô hoạt động, mong muốn của nhà sáng lập mà có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Hiện tại, theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 05 loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập, bao gồm:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi loại hình có đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng, ảnh hưởng đến cách quản lý, trách nhiệm pháp lý và quyền lợi của các thành viên công ty, vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp

Lựa chọn tên

Tên doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để giúp phân biệt doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời còn gắn liền với thương hiệu và các sản phẩm của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp. Một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp như sau:

  • Tên tiếng Việt gồm 2 thành phần: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Không sử dụng tên cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức chính trị xã hội để đặt tên công ty.
  • Không sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong, mỹ tục.

 Địa điểm thành lập công ty

Lựa chọn địa điểm thành lập công ty cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các quy định pháp luật, chi phí thuê mặt bằng và tiềm năng phát triển. Địa điểm phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giao dịch với khách hàng và đối tác, cũng như thu hút được nhân lực, vật lực trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Địa điểm của công ty cần phải được thể hiện rõ trong nội dung đăng ký doanh nghiệp, bao gồm cả địa chỉ của trụ sở chính và địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Lựa chọn vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như trách nhiệm pháp lý của các thành viên, cổ đông đối với doanh nghiệp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc lựa chọn mức vốn điều lệ cần phù hợp với quy mô, mục tiêu của chủ doanh nghiệp cũng như loại hình doanh nghiệp hướng đến thành lập để tránh những rủi ro pháp lý có thể phát sinh về sau.

Thỏa thuận thống nhất hợp tác giữa các công ty

Trước khi thành lập công ty, các đồng sáng lập cần có sự thỏa thuận và thống nhất về các nội dung hợp tác, bao gồm quyền và nghĩa vụ của từng thành viên, phân chia lợi nhuận, cơ chế ra quyết định và giải quyết tranh chấp. Một thỏa thuận minh bạch và chi tiết sẽ tình hình nội bộ doanh nghiệp được ổn định, tránh những xung đột không đáng có và đảm bảo sự hợp tác lâu dài và hiệu quả.

Hồ sơ thành lập công ty

Để thực hiện đăng ký thành lập công ty thì cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký đăng ký thành lập theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể, hồ sơ đăng ký thành lập công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp bao gồm:

Đối với hình thức doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức thành viên công ty
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với hình thức Công ty Cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.\

Đối với hình thức Công ty TNHH một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân, tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 21, Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

Trình tự thủ tục đăng ký thành lập công ty

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty được quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Cá nhân, tổ chức khi thành lập công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ theo một trong các cách thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh/thành phố hoặc qua dịch vụ bưu chính viễn thông.
  • Nếu không thể trực tiếp đến, có thể sử dụng phương thức nộp hồ sơ qua internet, thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và trả kết quả đăng ký

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo sửa đổi bổ sung, sửa đổi bằng văn bản. Trường hợp, cá nhân đã sửa đổi bổ sung theo đúng yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020

Thủ tục thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy chứng nhận doanh nghiệp

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy chứng nhận doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần thực hiện bao gồm:

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
  • Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số
  • Treo bảng hiệu công ty
  • Đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử
  • Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép con tương ứng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
  • Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty

Nhằm hỗ trợ cho Quý khách thực hiện đăng ký thành lập công ty một cách thuận lợi, tại Long Phan, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn cho Quý khách bao gồm:

  • Tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp cho phù hợp, giúp đỡ khách hàng soạn tài liệu, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký thành lập công ty;
  • Tư vấn hướng dẫn các quy định của pháp luật về quy trình cho đến hồ sơ đăng ký thành lập, công bố thành lập, sau thành lập;
  • Đại diện khách hàng liên hệ với cơ quan đăng ký doanh nghiệp để tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty, hỗ trợ đưa công ty vào hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Tư vấn về địa điểm đặt trụ sở kinh doanh, văn phòng, tên công ty,…;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ cần thiết;
  • Tư vấn các vấn đề sau khi đã đăng ký thành lập công ty như khai thuế, đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử, các giấy phép con,…;
  • Tư vấn các vấn đề về nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề khác theo yêu cầu khách hàng.

Tu van thanh lap cong ty

Tư vấn thành lập công ty

Bài viết trên đã thông tin đến quý khách hàng những yếu tố cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp. Với kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về quy trình đăng ký kinh doanh, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho Quý khách. Quý khách hàng có những vấn đề thắc mắc hoặc muốn tham khảo dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Long Phan, hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline 0906.735.386 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Những yếu tố cần chuẩn bị khi thành lập công ty

Khi thành lập công ty cần chuẩn bị những gì