Hướng dẫn thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là quy trình nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các thiết kế mạch tích hợp. Việc nắm rõ quy trình đăng ký giúp rút ngắn thời gian và đạt hiệu quả cao. Bài viết sau đây sẽ thông tin về điều kiện, thủ tục đăng ký thành công thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Việt Nam.

Đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tính nguyên gốc: Thiết kế phải do tác giả tạo ra bằng chính công sức sáng tạo của mình và chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó
  • Tính mới trong thương mại: Thiết kế chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

Để được bảo hộ, tác giả hoặc chủ sở hữu cần tiến hành đăng ký thiết kế bố trí với Cục Sở hữu trí tuệ. Quy trình đăng ký bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn và theo dõi quá trình thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung tham khảo: Điều 68, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2022

Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký: Mẫu tờ khai theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ, cung cấp thông tin về tác giả, chủ sở hữu và thiết kế bố trí, theoMẫu số 06 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
  • Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ thiết kế bố trí (04 bộ): Thể hiện cấu trúc không gian ba chiều của các phần tử và mối liên kết trong mạch tích hợp.
  • Mẫu mạch tích hợp (04 mẫu): Nếu thiết kế đã được khai thác thương mại.
  • Bản mô tả mạch tích hợp: Giải thích chi tiết về cấu trúc và chức năng của thiết kế.
  • Giấy ủy quyền: Nếu nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí: Bản sao chứng từ thanh toán các khoản phí theo quy định.

Nội dung tham khảo: Điều 108, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2022.

Trình tự thực hiện

Quy trình đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hoặc nộp trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ

Bước 2: Thẩm định hình thức: Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Bước 3: Thông báo kết quả thẩm định hình thức: Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc từ chối đơn không hợp lệ cho người nộp đơn.

  • Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định.
  • Trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo kết quả thẩm định hình thức trong đó có chỉ ra thiếu sót và dự định từ chối chấp nhận đơn theo quy định.
  • Trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

Bước 4: Công bố đơn: Đơn hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày công bố đơn, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí.

Thủ tục đăng ký cần thực hiện
Thủ tục đăng ký cần thực hiện

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Việt Nam. Cục có trụ sở chính tại Hà Nội và hai Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định cụ thể như sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
  • Cấp Giấy chứng nhận: 03 tháng kể từ ngày công bố đơn

Tổng thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được Giấy chứng nhận (nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện) là khoảng 06 tháng. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể kéo dài hơn nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Người nộp đơn cần lưu ý theo dõi để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình đăng ký.

Đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có mất phí không?

Việc đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Việt Nam có phát sinh các khoản phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước. Cụ thể:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến thì kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025 áp dụng mức thu lệ phí nộp đơn là 75.000 đồng/đơn).
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng.
  • Phí thẩm định đơn: 180.000 đồng.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí: 120.000 đồng.
  • Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
  • Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Long Phan

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, Long Phan cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ tư vấn hỗ trợ chuyên sâu và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi hợp pháp về hoạt động đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Các dịch vụ chúng tôi cung cấp bao gồm:

  • Tư vấn sơ bộ: Đánh giá khả năng bảo hộ của thiết kế bố trí, xác định điều kiện đăng ký và dự báo khả năng thành công. Chuyên gia sẽ phân tích tính nguyên gốc, tính mới trong thương mại.
  • Chuẩn bị hồ sơ: Hỗ trợ soạn thảo tờ khai đăng ký, bản mô tả mạch tích hợp và các tài liệu liên quan theo đúng quy định của Cục Sở hữu trí tuệ. Đảm bảo hồ sơ đầy đủ, chính xác và đáp ứng yêu cầu pháp lý.
  • Đại diện nộp đơn: Thực hiện thủ tục nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ. Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và cập nhật thông tin cho khách hàng.
  • Giải trình, bổ sung: Phân tích yêu cầu của cơ quan thẩm định, soạn thảo văn bản giải trình và bổ sung tài liệu khi cần thiết. Đảm bảo hồ sơ luôn đáp ứng yêu cầu trong quá trình thẩm định.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Long Phan qua Hotline: 0906735386. Long Phan đồng hành cùng Quý khách trong toàn bộ quy trình, từ bước đánh giá khả năng bảo hộ đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và hỗ trợ các vấn đề phát sinh sau đăng ký.