Cách để xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Tổng quan bài viết

Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp mà còn góp phần quảng bá các loại dược liệu độc đáo của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Việc xuất khẩu đúng quy trình và tuân thủ quy định pháp luật giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao uy tín thương hiệu. Bài viết sau đây của Long Phan sẽ phân tích chi tiết các yêu cầu, quy trình thực hiện và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu.

Quy định pháp luật về xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu
Quy định pháp luật về xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Điều kiện xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định điều kiện xuất khẩu dược liệu quý, hiếm, đặc hữu gồm các điều kiện sau:

  • Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát chỉ được cấp phép xuất khẩu khi không phải là dược liệu khai thác tự nhiên.
  • Dược liệu không thuộc Danh mục dược liệu cấm xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố.
  • Trường hợp xuất khẩu không vì mục đích thương mại, thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định Bộ Y tế là cơ quan cấp phép xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu. Doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đến Bộ Y tế để xin cấp phép. Bộ Y tế sẽ xem xét và quyết định việc cấp phép.

Thủ tục xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Hồ sơ chuẩn bị

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu. Hồ sơ bao gồm:

  • 03 Bản chính Đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 06 Phụ lục III của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP;
  • 01 Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở xuất khẩu; Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
  • 01 Bản sao giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nguồn gốc dược liệu nuôi trồng có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở xuất khẩu. Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
  • 01 Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở xuất khẩu hợp đồng thu mua dược liệu; Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
  • Trường hợp xuất khẩu không vì mục đích thương mại không phải nộp hồ sơ quy định tại điểm c và d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
Giấy tờ cần lưu ý khi đề nghị xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu
Giấy tờ cần lưu ý khi đề nghị xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Trình tự thực hiện

Căn cứ Khoản 1 Điều 63 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục  xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Cơ sở đề nghị cấp phép xuất khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP;

  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép xuất khẩu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
  • Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung;
  • Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép xuất khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
Các bước đề nghị cấp phép xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu
Các bước đề nghị cấp phép xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng quy định pháp luật. Với kinh nghiệm của mình, Long Phan sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ và tăng tỷ lệ thành công khi xin cấp phép xuất khẩu từ Bộ Y tế. Dịch vụ của Long Phan gồm có:

  • Tư vấn tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu.
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu.
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu bổ sung của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước.
  • Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng.
  • Tư vấn giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình xin cấp phép.

Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng thủ tục. Để được hỗ trợ chi tiết và đảm bảo tuân thủ đúng quy định, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Long Phan qua hotline 0906735386. Long Phan cam kết đồng hành cùng Quý khách đảm bảo quá trình xuất khẩu dược liệu quý hiếm, đặc hữu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Bài viết liên quan

Quy định pháp luật về xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu

Cách để xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu