Tư vấn soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Tổng quan bài viết

Soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật và kỹ năng soạn thảo văn bản. Việc sử dụng quyền sử dụng đất như một hình thức góp vốn đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Điều này góp phần tăng cường tính minh bạch và hợp pháp của quá trình góp vốn. Bài viết sau đây, Long Phan sẽ trình bày những thông tin quan trọng khi soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Xin mời tham khảo!

Tư vấn soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Tư vấn soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định khái niệm về hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Trên cơ sở Điều 500 Bộ luật này có thể hiểu văn bản (hợp đồng) góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một loại tài liệu pháp lý. Tài liệu pháp lý này ghi nhận việc một bên (gọi là bên góp vốn) sử dụng quyền sử dụng đất của mình để góp vào vốn của một tổ chức hoặc doanh nghiệp (gọi là bên nhận góp vốn). Quyền sử dụng đất ở đây có thể hiểu là quyền khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ mảnh đất đó theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015.

Quy định về văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hình thức

Văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, không được lập bằng miệng hay bất kỳ hình thức nào khác. Và phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu một trong các bên không phải là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý và tránh tranh chấp sau này.

Căn cứ nội dung tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Nội dung

Tham khảo quy định tại Điều 501 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng có các nội dung cơ bản như sau:

  • Tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất được góp vốn;
  • Thời hạn sử dụng đất được góp vốn còn lại của bên góp vốn;
  • Thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn;
  • Quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Tuân thủ về nội dung và hình thức
Tuân thủ về nội dung và hình thức

Những lưu ý khi soạn thảo văn bản  góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Khi soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo tính pháp lý, rõ ràng và tránh các tranh chấp sau này. Dưới đây là những lưu ý cụ thể:

  • Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận hợp pháp, không bị tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
  • Kiểm tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Xác định xem đất có phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương hay không.
  • Xác định giá trị của quyền sử dụng đất tại thời điểm góp vốn theo thỏa thuận giữa các bên hoặc nhờ tổ chức định giá có thẩm quyền xác định.
  • Ghi rõ mục đích góp vốn (thực hiện dự án gì, kinh doanh gì), và thời hạn góp vốn.
  • Phân định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của bên góp vốn và bên nhận góp vốn.
  • Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng.
  • Quy định rõ cách thức giải quyết tranh chấp, có thể thông qua thương lượng, hòa giải hoặc đưa ra tòa án có thẩm quyền.
  • Văn bản góp vốn phải được lập thành văn bản , không được chấp nhận các hình thức khác.
  • Công chứng hoặc chứng thực:
  • Văn bản góp vốn cần phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tìm hiểu và tuân thủ các quy định về nghĩa vụ thuế khi thực hiện giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Cần lưu ý các vấn đề trên để văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

Đảm bảo đẩy đủ nội dung văn bản
Đảm bảo đầy đủ nội dung văn bản

Mẫu văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Tham khảo: Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Dịch vụ tư vấn soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu sâu sắc về pháp luật đất đai, hợp đồng. Chúng tôi xin cung cấp cho quý khách hàng những giải pháp tư vấn hiệu quả và toàn diện xoay quanh những vấn đề sau:

  • Tư vấn, đánh giá tình trạng pháp lý của đất, xác định đất có đang tranh chấp hoặc bị kê biên không.
  • Soạn thảo chi tiết hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đáp ứng yêu cầu cụ thể của khách hàng để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng.

  • Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng trong việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng góp vốn tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Cung cấp giải pháp và hỗ trợ pháp lý cho khách hàng trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến hợp đồng góp vốn.
  • Đại diện khách hàng trong các thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Việc soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của luật về mặt nội dung và hình thức. Bởi nếu vi phạm những điều trên sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu, bị xử phạt hình chính hoặc xảy ra tranh chấp giữa các bên. Do đó, hãy để Long Phan đồng hành cùng quý khách trong các vấn đề trên để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ hotline 0906.735.386  để được tư vấn chi tiết một cách tốt nhất.

Bài viết liên quan

Tư vấn soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Tư vấn soạn thảo văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất