[elementor-template id="3215"]
Quy trình mua bán nợ đúng chuẩn nhất
Mua bán nợ là một thủ tục khá phổ biến trong hệ thống tài chính hiện nay. Hoạt động này liên quan đến một khoản nợ được bán đi, đồng thời quyền và trách nhiệm của các bên liên quan sẽ bị thay đổi. Đối với không ít các khoản nợ thuộc về cá nhân gặp phải khó khăn trong quá trình thu hồi. Bài viết dưới đây Long Phan sẽ cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin chi tiết về Quy trình mua bán nợ đúng chuẩn nhất. Xin cảm ơn.
Mua bán nợ
Mua bán nợ là gì?
Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Như vậy mua bán nợ thực chất là một hình thức chuyển quyền đòi khoản nợ sang cho người khác, bao gồm tất cả quyền đòi nợ và những quyền lợi khác có liên quan đến khoản nợ đó. Người mua lại khoản nợ sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho bên bán nợ. Khi giao dịch này hoàn tất thì bên mua sẽ trở thành chủ nợ mới của người nợ và có toàn quyền quyết định đối với khoản nợ đó.
Những thành phần trực tiếp tham gia vào quy trình mua bán nợ bao gồm bên bán nợ và bên mua nợ.
- Bên mua nợ: là những cá nhân, tổ chức thực hiện việc mua và nhận chuyển nhượng để có thể trở thành một chủ nợ mới của các khoản nợ.
- Bên bán nợ: là những cá nhân, tổ chức hiện đang sở hữu những khoản nợ cũng như phải thực hiện việc bán và chuyển nhượng các khoản nợ cho bên mua.
Quy trình mua bán nợ đúng chuẩn
Tiếp nhận hồ sơ mua bán nợ
Đây là bước đầu tiên trong quy trình mua bán nợ. Hồ sơ mà bên bán cần chuẩn bị và cung cấp cho bên mua nợ những loại chứng từ sau:
- Biên bản đối chiếu và xác nhận, cam kết việc thanh toán nợ.
- Khế ước cho vay nợ, biên bản thanh lý các hợp đồng về kinh tế (nếu có) chứng minh việc liên quan đến các khoản nợ, hợp đồng kinh tế.
- Các hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố tài sản, những biên bản thỏa thuận và xử lý tài sản có tính chất đảm bảo cho khoản nợ, những tài liệu pháp lý hiện có liên quan đến những tài sản đảm bảo.
- Tài liệu, công văn hoặc giấy yêu cầu việc thanh toán nợ từ chủ nợ với khách nợ.
- Những bản án ra phán quyết và phân xử việc tranh chấp từ Tòa án nhân dân về các khoản nợ. Các quyết định thi hành án từ những cơ quan thi hành án có liên quan đến khoản nợ.
- Những tài liệu khác liên quan đến khoản nợ cũng như tình hình hoạt động và tình hình tài chính hiện tại của khách nợ.
Thẩm định hồ sơ
Căn cứ vào những thông tin và chứng từ được cung cấp, bên mua nợ sẽ tiến hành xác minh thông tin của khách hàng. Bước này sẽ bao gồm việc xác minh tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại, hoàn cảnh gia đình và công việc của họ, các mối quan hệ trong xã hội,… đặc biệt là khả năng chi trả. Thời gian để xác minh khách nợ còn tùy thuộc vào khu vực làm việc và sinh sống cụ thể của họ.
Giai đoạn thẩm định hồ sơ
Thông báo kết quả của việc thẩm định hồ sơ
Sau khi tiến hành xác minh được hoàn tất, nếu như có khả năng thu hồi nợ, quy trình mua bán nợ sẽ bước sang giai đoạn ký kết hợp đồng.
Ký kết hợp đồng mua bán nợ
Tại bước này hai bên thống nhất những điều khoản, mức phí, quyền và nghĩa vụ của những bên liên quan, tranh chấp hợp đồng và thời gian thực hiện,… trong bản thảo hợp đồng dịch vụ.
Thông báo cho con nợ và đàm phán, thương lượng phương án trả nợ
Sau khi việc ký kết hợp đồng về dịch vụ và hợp đồng ủy quyền được hoàn tất, đơn vị sẽ thông báo cho con nợ và đàm phán các phương án để trả nợ.
Và tiến hành thu hồi nợ , thực hiện những biện pháp nghiệp vụ thu nợ theo như quy định của pháp luật.
Khởi kiện hoặc tố giác hình sự trong trường hợp có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản
Trường hợp con nợ có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản thì thực hiên các phương án khởi kiện và tố giác hình sự thông qua thủ tục tố tụng tại tòa hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng. Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực đàm phán, thương lượng không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh, thoái thác trách nhiệm hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài.
Đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn con nợ tẩu tán tài sản
Để ngăn chặn con nợ có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản và thực hiện hành vi tẩu tán tài sản thì bên mua nợ có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như:
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
- Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
Thi hành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Sau khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì bên mua nợ sẽ yêu cầu bên nợ phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày bên nợ nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, bên nợ có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị bị cưỡng chế.
Việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền sẽ được cơ quan thi hành án áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để thu nợ…
Thi hành quyết định
Lưu ý về mua bán nợ
Để tránh phiền phức khi ký hợp đồng mua bán nợ cũng như để hợp đồng mua, bán nợ có giá trị pháp lý và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ được thực thi, cần lưu ý các quy định về hợp đồng mua, bán nợ như sau:
- về quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ: Đây là giao dịch hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nợ. Do đó, các bên có thể giao hợp đồng mua, bán nợ mà không cần có sự đồng ý của bên nợ.
- Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
Dịch vụ tư vấn quy trình mua bán nợ đúng chuẩn nhất
Để hỗ trợ và đồng hành cùng Quý khách trong quá trình mua bán nợ, Long Phan sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn quy trình mua bán nợ với đầy đủ công việc sau đây:
- Tư vấn cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ, biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.
- Soạn thảo hồ sơ, hợp đồng mua bán nợ theo yêu cầu của khách hàng.
- Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện đàm phán mua nợ, tài sản của doanh nghiệp.
- Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ.
- Hỗ trợ khởi kiện trong trường hợp bên nợ chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, mua bán nợ là một chuỗi quy trình các bước với mục tiêu chuyển nhượng quyền và trách nhiệm liên quan đến các khoản nợ từ người bán sang người mua. Hoạt động mua bán nợ mang tính rủi ro cao ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể, do đó cần hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động này. Bài trên đây Long Phan đã cung cấp đến Quý khách hàng về quy trình mua bán nợ đúng và chuẩn nhất. Để biết thêm những thông tin chi tiết Quý khách có thể liên hệ qua số hotline 0906.735.386 để được hỗ trợ nhanh chóng.