[elementor-template id="3215"]
Trình tự, thủ tục xin giấy phép tạm xuất, tái nhập
Giấy phép tạm xuất, tái nhập là yếu tố giúp cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đảm một cách minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Giấy phép này cho phép đưa hàng hóa ra nước ngoài tạm thời và nhập lại Việt Nam sau đó. Thủ tục cấp phép tạm xuất, tái nhập bao gồm các bước nộp hồ sơ, xét duyệt và cấp giấy phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Theo dõi bài viết sau đây của Long Phan để có thông tin chi tiết về quy trình, yêu cầu hồ sơ và các thông tin liên quan.
Giấy phép tạm xuất, tái nhập là gì?
Giấy phép tạm xuất, tái nhập là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Văn bản này cho phép thương nhân đưa hàng hóa ra nước ngoài trong thời gian nhất định, sau đó nhập lại Việt Nam. Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật thương mại 2005 quy định về hoạt động này.
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là quy trình đưa hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc vào khu vực đặc biệt. Các khu vực này được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật. Thương nhân phải làm thủ tục xuất khẩu khi đưa hàng ra và nhập khẩu khi đưa lại vào Việt Nam.
Giấy phép này quy định cụ thể về hàng hóa được phép tạm xuất, tái nhập. Nó bao gồm tên hàng, mã HS, số lượng, giá trị và mục đích tạm xuất. Giấy phép cũng nêu rõ cửa khẩu xuất, nhập và thời hạn tái nhập hàng hóa.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập cho thương nhân
Căn cứ quy định vào khoản 3 Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BCT thì Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Địa chỉ cơ quan cấp phép: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Thủ tục cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập bao gồm các giấy tờ sau:
- 01 bản chính: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập.Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT;
- 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân: Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa.
Trình tự thực hiện
Căn cứ Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia thì quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm xuất, tái nhập được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp phép cho Bộ Công Thương. Có thể nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu áp dụng). Hồ sơ cần đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Bước 2: Bộ Công Thương tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ sẽ có văn bản yêu cầu hoàn thiện bổ sung. Thương nhân cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.
- Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ xem xét cấp Giấy phép. Trường hợp từ chối, Bộ sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại do mất giấy phép, thời hạn xử lý là 3 ngày làm việc. Thương nhân cần gửi văn bản đề nghị kèm các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương.
Dịch vụ tư vấn giấy phép tạm xuất, tái nhập
Dịch vụ tư vấn giấy phép tạm xuất, tái nhập hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục. Để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xin giấy phép. Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp của Long Phan có thể hỗ trợ hiệu quả. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn quy trình, hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập.
- Chuẩn bị hồ sơ,thu thập và soạn thảo các giấy tờ cần thiết đảm bảo hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định của cơ quan cấp phép.
- Đại diện nộp hồ sơ: thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
- Theo dõi tiến độ xử lý và cập nhật thông tin cho khách hàng;
- Giải trình, bổ sung hồ sơ: Nếu cơ quan cấp phép yêu cầu giải trình hoặc bổ sung, tư vấn viên sẽ hỗ trợ thực hiện.
- Tư vấn xử lý vướng mắc: tư vấn giải đáp các thắc mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình làm thủ tục và đề xuất phương án xử lý phù hợp với quy định pháp luật.
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Giấy phép tạm xuất, tái nhập đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Quý khách hàng cần nắm vững quy trình, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để được cấp phép nhanh chóng. Nếu cần hỗ trợ thêm về thủ tục tạm xuất tái nhập. Hãy liên hệ Long Phan qua hotline 0906735386 để được tư vấn chi tiết. Long Phan sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hoàn tất thủ tục một cách hiệu quả nhất.