Thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Tổng quan bài viết

Tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là một hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Trước khi bắt tay hợp tác để cùng thành lập một tổ chức liên doanh thì nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cần chú ý đến những vấn đề, thủ tục gì để đảm bảo quá trình hợp tác được diễn ra thuận lợi và đúng quy định. Bài viết dưới đây của Long Phan sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp thắc mắc trên. Kính mời Quý khách hàng theo dõi.

Quy định thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
Quy định thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức liên doanh với nhà đầu tư trong nước

Để được thành lập tổ chức liên doanh với nhà đầu tư trong nước thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 5, khoản 5 Điều 7 Luật Đầu tư 2020;
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020;
  • Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước còn phải đáp ứng điều kiện về chủ thể đầu tư; hình thức đầu tư; năng lực tài chính khi thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền đối với việc thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Căn cứ theo khoản 15 Điều 4, khoản 1 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định cơ quan có thẩm quyền đối với việc thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Thủ tục thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Hồ sơ chuẩn bị

Có hai cách để thành lập công ty liên doanh, với mỗi cách sẽ có bộ hồ sơ khác nhau:

Cách 1: Thành lập công ty liên doanh trực tiếp từ vốn của nhà đầu tư nước ngoài:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022), điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 31/2021/NĐ-CP; đồng thời tùy vào loại hình công ty liên doanh nhà đầu tư cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ cơ bản được quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) như sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (có đầy đủ chữ ký của các nhà đầu tư);
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà/văn phòng để làm trụ sở công ty. Nếu thuê lại của doanh nghiệp cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cho thuê có đăng ký mã ngành kinh doanh bất động sản;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư.
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty liên doanh;
  • Điều lệ công ty liên doanh;
  • Danh sách thành viên công ty liên doanh (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập của công ty liên doanh (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật công ty liên doanh;
  • Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của các nhà đầu tư góp vốn là cá nhân;
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập của nhà đầu tư là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện ủy quyền quản lý phần vốn góp của tổ chức kèm theo bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, kèm bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).
Hồ sơ chuẩn bị sẽ phụ thuộc vào cách thức thành lập tổ chức liên doanh
Hồ sơ chuẩn bị sẽ phụ thuộc vào cách thức thành lập tổ chức liên doanh

Cách 2: Thành lập theo hình thức góp vốn, mua lại cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam

Với cách này thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ được liệt kê chủ yếu trong Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022), bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện phần vốn góp của tổ chức Việt Nam kèm theo bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp của tổ chức;
  • Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, kèm bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).

Trình tự thực hiện

Đối với cách thứ nhất, do nhà đầu tư cần phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nên:

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty liên doanh

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở hoạt động công ty liên doanh.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty liên doanh.

Bước 2: Làm thủ tục thành lập công ty liên doanh:

  • Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở hoạt động công ty liên doanh hoặc nộp qua website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn
  • Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ,

Đối với cách thứ hai, nhà đầu tư không phải xin giấy chứng nhận đầu tư nên thủ tục tiến hành như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư Việt Nam thành lập doanh nghiệp từ 100% vốn góp của mình;

(Bước thành lập doanh nghiệp tương đối giống bước 2 của cách thứ nhất)

Bước 2: Xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:

  • Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký gópvốn, mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài gồm:
    1. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
    2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty Việt Nam;
    3. Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
    4. Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (bản hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch sang tiếng Việt);
    5. Văn bản thỏa thuận góp vốn/mua cổ phần giữa công ty Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài;
    6. Giấy ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả, kèm bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đầu tư – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính công ty. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Thay đổi giấy phép kinh doanh (cập nhật thông tin thành viên góp vốn)

Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới

Trường hợp chuyển nhượng vốn cho tổ chức nước ngoài mà dẫn đến việc thay đổi loại hình doanh nghiệp thì cần bổ sung thành phần hồ sơ thay đổi giấy phép tương tự như thành lập ban đầu.

Các bước thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
Các bước thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Trong quá trình thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nếu Quý khách hàng cần một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, tiến hành thủ tục, Quý khách có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ của Long Phan. Với kinh nghiệm chuyên môn của mình, Long Phan sẽ hỗ trợ quý khách:

  • Tư vấn quy trình các bước để thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;
  • Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng trước khi đầu tư vào Việt Nam theo cách thức liên doanh;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;
  • Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước suốt quá trình thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;
  • Bàn giao kết quả làm việc đến cho khách hàng, hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh hậu đăng ký thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và giải quyết các thủ tục về đầu tư và doanh nghiệp, Long Phan sẽ hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất về những vấn đề đang gặp phải. Nếu Quý khách cần biết thêm bất cứ thông tin gì về trình tự thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, xin hãy liên hệ cho Long Phan qua hotline 0906.735.386 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Quy định thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài