Khởi nghiệp kinh doanh du lịch cần lưu ý những gì?

Tổng quan bài viết

Để thuận lợi cho việc khởi nghiệp kinh doanh du lịch các startup cần lưu ý những điểm vấn đề thiết yếu. Với xu hướng phát triển mô hình du lịch như hiện nay, kinh doanh du lịch lữ hành là lĩnh vực được phần lớn nhà đầu tư lựa chọn. Nhằm giúp các nhà đầu tư tiếp cận nội dung này, Long Phan sẽ cung cấp những thông tin về khởi nghiệp kinh doanh du lịch trong bài viết dưới đây.

Tư vấn khởi nghiệp kinh doanh du lịch

Tư vấn khởi nghiệp kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch gồm những lĩnh vực nào?

Hiện nay, kinh doanh du lịch gồm 3 lĩnh vực chính như sau:

  1. Kinh doanh lữ hành: đại lý du lịch, công ty kinh doanh lữ hành
  2. Kinh doanh lưu trú (Điều 48 Luật du lịch 2017): khách sạn, nhà nghỉ,…
  3. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác: giải trí, triển lãm nghệ thuật,…

Điều kiện và thủ tục để thành lập công ty kinh doanh du lịch

Để thành lập công ty kinh doanh du lịch cần phải có đầy đủ các điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Điều kiện

Khi khởi nghiệp kinh doanh du lịch, Quý khách hàng cần lưu ý các điều kiện phụ thuộc vào từng loại du lịch cụ thể như sau:

  1. Đối với công ty kinh doanh du lịch lữ hành:
  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng.
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch.
  • Cơ sở pháp lý tham khảo: Điều 31 Luật Du lịch 2017.
  1. Đối với công ty kinh doanh du lịch lưu trú:
  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
  • Cơ sở pháp lý tham khảo: Điều 48, 49 Luật du lịch 2017.
  1. Đối với công ty kinh doanh các dịch vụ du lịch khác:
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Cơ sở pháp lý tham khảo: Khoản 1 Điều 56 Luật Du lịch 2017.

Thủ tục thành lập

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty du lịch lữ hành

Để thành lập công ty du lịch lữ hành, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp với các nội dung sau:
  2. Điều lệ công ty (không yêu cầu với doanh nghiệp tư nhân);
  3. Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  4. Bản sao chứng thực hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
  • Thẻ CCCD/giấy CMND/ hộ chiếu của người sở hữu công ty, người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ;
  • Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh/ Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  1. Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

Cơ sở pháp lý tham khảo: Chương II Luật Doanh nghiệp 2020.

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty du lịch, doanh nghiệp tiến hành việc kiểm tra các điều kiện cần thiết. Tiếp theo đó tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh hoạt động ngành nghề tương ứng với mô hình kinh doanh.

Thành lập công ty lữ hành

Thành lập công ty lữ hành

Lựa chọn mô hình kinh doanh du lịch

Tùy theo tình hình và điều kiện của nhà đầu tư để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Mô hình kinh doanh du lịch tại Việt Nam có thể phong phú và đa dạng, dưới đây là một số mô hình phổ biến:

  • Đặt tour, dịch vụ du lịch: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường tập trung vào việc tổ chức và bán các tour du lịch. Điển hình như tour ghép đoàn và tour cá nhân. Trong đó cũng cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay, khách sạn, và dịch vụ địa phương khác.
  • Du lịch mạo hiểm và phiêu lưu: Cung cấp các trải nghiệm du lịch mạo hiểm như leo núi, lặn biển, và thể thao mạo hiểm khác.
  • Du lịch sinh thái và văn hóa: Tập trung vào việc khám phá và trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên địa phương. Hoạt động này bao gồm tham quan di sản văn hóa, trải nghiệm ẩm thực địa phương và tham gia vào các hoạt động bảo tồn môi trường.
  • Du lịch giáo dục: Các chương trình du lịch giáo dục như thăm viếng trường học, tổ chức khóa học, hội thảo, chương trình đào tạo.
  • Du lịch y tế: Cung cấp các dịch vụ du lịch y tế bao gồm thăm viếng các bệnh viện và trung tâm y tế… và các chương trình phục hồi sức khỏe.
  • Du lịch nghệ thuật và sáng tạo: Tập trung vào việc khám phá, trải nghiệm nghệ thuật và sáng tạo địa phương. Loại hình này bao gồm tham dự các sự kiện văn hóa và nghệ thuật, tham gia vào các khóa học và workshop.
  • Du lịch cộng đồng: Hợp tác với cộng đồng địa phương để cung cấp các trải nghiệm du lịch mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và du khách. Hình thức này bao gồm homestay, trải nghiệm làm nông dân và tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng.

Những mô hình này thường có thể kết hợp với nhau để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú. Nhờ đó đáp ứng nhu cầu của du khách và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.

Các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi khởi nghiệp kinh doanh du lịch

Hiện nay, kinh doanh du lịch là một lĩnh vực khá phổ biến nhưng các startup sẽ khó tránh khỏi nhiều vấn đề pháp lý phát sinh. Khi bắt đầu Khởi nghiệp kinh doanh du lịch Quý khách hàng cần lưu ý các vấn đề pháp lý sau đây:

  • Doanh nghiệp nước ngoài không được kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Nên lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.
  • Đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh: đăng ký tên thương hiệu, nhận diện thuế và các thủ tục pháp lý khác.
  • Tuân thủ các quy định thuế và kế toán.
  • Tuân thủ các quy định về lao động: hợp đồng lao động, lương thưởng và điều kiện làm việc.
  • Nắm vững chính sách, quy định của địa phương và quốc gia.
  • Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, cơ sở hạ tầng.
  • Chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các thủ tục đúng trình tự theo quy định của pháp luật.

Việc hiểu rõ quy định pháp luật giúp startup tránh được các rủi ro pháp lý, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Du lịch lữ hành

Du lịch lữ hành

Dịch vụ tư vấn những vấn đề liên quan đến Khởi nghiệp kinh doanh du lịch

Đối với khởi nghiệp nói chung và Khởi nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng, các startup cần có sự hỗ trợ pháp lý từ ban đầu để có thể vận hành ổn định. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình này Long Phan sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn với các hạng mục công việc cơ bản sau đây:

  • Tư vấn về các điều kiện (trình độ, bằng cấp, vốn ký quỹ, vốn pháp định, vốn điều lệ, giấy phép dịch vụ) và thủ tục thành lập công ty.
  • Tư vấn hồ sơ đăng ký thành lập, cấp giấy phép đủ điều kiện hoạt động.
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
  • Hỗ trợ thực hiện quy trình đăng ký.
  • Hỗ trợ khai thuế, mở tài khoản.
  • Hỗ trợ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.
  • Liên hệ đơn vị khắc con dấu.

Bên cạnh đó, tùy theo yêu cầu của khách hàng, phạm vi dịch vụ tư vấn Khởi nghiệp kinh doanh du lịch của Long Phan có thể mở rộng. Tất cả đều để đáp ứng theo nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng hoặc để phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là những lưu ý để Khởi nghiệp kinh doanh du lịch hiệu quả mà Long Phan muốn gửi đến Quý khách hàng. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp được những vấn đề mà Quý khách hàng đang gặp phải. Nếu Quý khách hàng cần hỗ trợ bất cứ vấn đề gì liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh vui lòng gọi qua số hotline 0906.735.386 để được giải đáp thắc mắc.

Bài viết liên quan

Tư vấn khởi nghiệp kinh doanh du lịch

Khởi nghiệp kinh doanh du lịch cần lưu ý những gì?