Các trường hợp yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Tổng quan bài viết

Tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu là quy định mới trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022. Quy định này cho phép tạm ngưng tiến trình thẩm định nội dung đơn trong một số trường hợp cụ thể. Mục đích nhằm đảm bảo kết quả thẩm định toàn diện và đánh giá chính xác đối tượng yêu cầu bảo hộ. Bài viết sau đây của Long Phan sẽ phân tích chi tiết các quy định về tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Quy định về trường hợp yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Quy định về trường hợp yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Quy định về thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu là giai đoạn quan trọng trong quy trình đăng ký nhãn hiệu. Giai đoạn này xác định đơn có đáp ứng yêu cầu pháp lý và quy định về nhãn hiệu hay không. Căn cứ Điều 109 và Điều 114 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu để đánh giá tính hợp lệ của đơn;
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ.

Quá trình này nhằm đảm bảo nhãn hiệu đăng ký phù hợp quy định pháp luật. Kết quả thẩm định là cơ sở để cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Các trường hợp yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2022) ) bổ sung quy định mới về thủ tục yêu cầu tạm dừng thẩm định nhãn hiệu và quy định có 02 trường hợp dẫn đến việc tạm dừng thẩm định nhãn hiệu, gồm:

  1. Trường hợp 01: Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp người nộp đơn nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn và yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo trường hợp loại trừ được quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật này. Căn cứ kết quả giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn.

Trong đó, điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt khi:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ
    chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 hoặc bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 96 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  1. Trường hợp 02: Tạm dừng quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án có thẩm quyền về việc người thứ ba khởi kiện liên quan đến quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc nhãn hiệu được đăng ký với dụng ý xấu. Căn cứ kết quả giải quyết của Tòa án, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn.

Như vậy, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu rơi vào các trường hợp trên thì người nộp đơn sau có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để theo đuổi thủ tục chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đối chứng. Nếu thành công, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đối chứng và sẽ rút nhãn hiệu này ra khỏi tài liệu đối chứng và tiếp tục thẩm định đơn nhãn hiệu của người nộp đơn sau (cấp văn bằng bảo hộ). Thời gian xử lý thủ tục chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đối chứng sẽ không được tính vào thời hạn xử lý đơn của người nộp đơn sau.

Khi nào yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Khi nào yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 chưa có hướng dẫn chi tiết về thủ tục tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. Các cơ quan có thẩm quyền đang trong quá trình soạn thảo văn bản hướng dẫn.

Dự kiến, thủ tục này sẽ bao gồm việc nộp đơn yêu cầu tạm dừng kèm tài liệu chứng minh. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét yêu cầu và ra quyết định tạm dừng thẩm định nếu đủ điều kiện.

Một số vấn đề cần cân nhắc trước khi yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Trước khi yêu cầu tạm dừng thẩm định, người nộp đơn cần cân nhắc kỹ lưỡng một số vấn đề. Việc này giúp đánh giá hiệu quả và tính khả thi của yêu cầu tạm dừng.

  • Thứ nhất, cần xem xét căn cứ pháp lý cho yêu cầu tạm dừng. Đảm bảo trường hợp phù hợp với quy định tại Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2022. Nếu không thuộc trường hợp này, yêu cầu tạm dừng sẽ không được chấp nhận.
  • Thứ hai, đánh giá khả năng thành công của việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đối chứng. Cần có căn cứ vững chắc để thực hiện thủ tục này. Nếu không, việc tạm dừng có thể kéo dài thời gian xử lý đơn mà không mang lại kết quả mong muốn.
  • Thứ ba, tại thời điểm nhận được kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu với hướng dự định từ chối do điểm e hoặc h khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ thì 2005 chủ đơn cũng có thể cân nhắc nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu mới tương tự với nhãn hiệu đang có dự định yêu cầu tạm dừng thẩm định bởi vì kết quả của việc tạm dừng yêu cầu thẩm định ở giai đoạn hiện tại là không chắc chắn.
Lưu ý khi yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Lưu ý khi yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Dịch vụ tư vấn tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Dịch vụ tư vấn tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu ngày càng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Khách hàng có thể lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín để được tư vấn quy định mới và đánh giá khả năng tạm dừng. Với sự chuyên nghiệp, Long Phan có thể tư vấn cho Quý khách chính xác và phù hợp nhất về các quy định liên quan đến tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. Các dịch vụ của Long Phan gồm có:

  • Tư vấn khả năng tạm dừng đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ yêu cầu tạm dừng. Tư vấn viên giúp thu thập và hoàn thiện các tài liệu cần thiết theo quy định. Đảm bảo hồ sơ đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước.
  • Theo dõi tiến trình xử lý và trả kết quả cho khách hàng.

Tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu là quy định mới mang lại cơ hội cho người nộp đơn. Để áp dụng hiệu quả, cần hiểu rõ quy định và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề này. Hãy liên hệ Long Phan qua hotline 0906735386 để được hỗ trợ chi tiết nhất. Long Phan sẵn sàng cung cấp giải pháp phù hợp, giúp Quý khách bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu.

Bài viết liên quan

Quy định về trường hợp yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Các trường hợp yêu cầu tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu