Tổng hợp các giai đoạn của startup khởi nghiệp

Startup khởi nghiệp là xu hướng toàn cầu với hàng loạt hình thức kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy từng giai đoạn khởi nghiệp khác nhau mà hoạt động của startup sẽ có các đặc trưng cụ thể. Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ các giai đoạn mà một startup phải trải qua, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các giai đoạn của startup khởi nghiệp, mời quý bạn đọc theo dõi.

Các giai đoạn của Startup khởi nghiệp

Các giai đoạn của startup khởi nghiệp

Startup khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là một động từ, chỉ hành động bắt đầu hoạt động kinh doanh một nghề nghiệp mà hình thức thường thấy nhất là thành lập doanh nghiệp (công ty).

Hiện nay vẫn có nhiều khái niệm khác nhau về “startup”. Hầu hết đều hiểu rằng, startup là chỉ một nhóm người hoặc một công ty hoạch định và phát triển chiến lược kinh doanh. Chiến lược này bao gồm nhiều giai đoạn: lên ý tưởng, hiện thực hóa ý tưởng, bắt đầu hoạt động kinh doanh, ổn định, phát triển.

Giai đoạn khởi động

Lên ý tưởng khởi nghiệp

Ý tưởng luôn là yếu tố đầu tiên quyết định thắng bại của mọi quá trình startup khởi nghiệp. Đây là tiền đề để doanh nghiệp định hướng phát triển ở những giai đoạn kế tiếp.

Lúc này, người khởi nghiệp cần xác định mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Tìm kiếm ý tưởng phù hợp là tìm các ý tưởng phù hợp với năng lực và có khả năng thực hiện được. Đồng thời, ý tưởng phải có tính sáng tạo và đáp ứng được nhu cầu của thị trường để có thể tạo được dấu ấn trên thị trường cũng như thu hút được khách hàng. Thông thường sẽ liệt kê danh sách ý tưởng tiềm năng và lựa chọn ra ý tưởng tốt nhất. 

Ý tưởng khởi nghiệp sẽ thể hiện giá trị cốt lõi và sứ mệnh của doanh nghiệp. Đây vốn là một trong những yếu tố để doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình về sau.

Lập kế hoạch khởi nghiệp

Kế hoạch startup khởi nghiệp đóng vai trò quyết định một phần sự thành công hay thất bại của một startup. Vì vậy, các startup không nên gấp gáp trong quá trình phát thảo kế hoạch mà nên ưu tiên sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, dành thời gian và công sức để xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp tỉ mỉ và hoàn thiện nhất.

Kế hoạch khởi nghiệp có thể bắt đầu từ bản dự án hoặc kế hoạch kinh doanh sơ bộ, tập trung phác thảo chung về ý tưởng khởi nghiệp, nội dung và các ý chính. Lúc này doanh nghiệp sẽ định hình được tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lượng phát triển, pháp lý cũng như các nguồn lực để bắt đầu khởi nghiệp.

Sau khi đã hoàn thành kế hoạch sơ bộ, người khởi nghiệp có thể tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng nên một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa các vấn đề liên quan liên quan, quy trình thực hiện dự án/kế hoạch khởi nghiệp. Khi bắt đầu vận hành dự án startup khởi nghiệp thì sẽ thực hiện theo những nội dung trong bản kế hoạch này.

Chuẩn bị các nguồn lực

Các nguồn lực quan trọng để có thể bắt đầu một dự án khởi nghiệp có thể bao gồm kiến thức, tài chính, nhân sự, pháp lý, văn phòng, địa điểm, công cụ, thiết bị,… tùy theo từng dự án.

Trong đó, vấn đề về tài chính và nhân sự là vấn đề cơ quan và cũng là quan trọng nhất khi thành lập một doanh nghiệp. Vì vậy, người khởi nghiệp cần xác định và huy động được nguồn vốn để thực hiện kế hoạch. Đồng thời, tìm cho mình những người đồng hành đáng tin cậy, cùng chung chí hướng để có thể thực hiện được kế hoạch khởi nghiệp một cách thuận lợi và thành công.

Thực hiện kế hoạch khởi nghiệp

Sau đi đã xây dựng được kế hoạch khởi nghiệp và chuẩn bị được những nguồn lực cần thiết thì sẽ đến giai đoạn thực hiện kế hoạch khởi nghiệp. Đây là giai đoạn mang những mục tiêu, kế hoạch kiểm nghiệm vào thực tế.

Tại giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ rút được những kinh nghiệm từ quá trình thực hiện kế hoạch. Từ đó, sửa đổi mô hình kinh doanh sao cho khả thi nhất và có thể đi vào hoạt động một cách thuận lợi.

Các giai đoạn khởi nghiệp

Các giai đoạn khởi nghiệp

Giai đoạn vận hành

Đến giai đoạn này, startup khởi nghiệp đã bắt đầu hoạt động và thực hiện được các công việc theo kế hoạch. Lúc này, doanh nghiệp có thể chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan. Có khách hàng, có doanh thu và cạnh tranh đồng nghĩa với việc xuất hiện cả thời cơ và thách thức mới. Có doanh nghiệp biết cách tận dụng và cân bằng, tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp thất bại. 

Đây chính là giai đoạn mà hầu hết các startup khởi nghiệp dễ thất bại nhất, vì vậy cần có sự cân nhắc, kịp thời nắm bắt được xu thế và tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có thể thay đổi mô hình kinh doanh để thích nghi với ngoại cảnh.

Doanh nghiệp trong giai đoạn này bên cạnh các vấn đề như thời cơ, nguồn tài chính thì vấn đề quản lý cần được ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, khi đã xuất hiện những cơ hội hay nguồn tài chính vững, chủ doanh nghiệp cần có phương án để quản lý hiệu quả những nguồn lực này, đầu tư vào con người hoặc áp dụng những phương pháp vận hành tốt hơn để có thể đảm bảo được sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp về sau.

Giai đoạn ổn định và phát triển

Khi đi đến giai đoạn này, startup khởi nghiệp sẽ dần bắt đầu đi vào trạng thái ổn định theo mô hình kinh doanh. Các vấn đề về thị trường, nguồn khách hàng, nguồn vốn đến các vấn đề về nhân sự, quản lý đã dần ổn định. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên chủ quan trong giai đoạn này.

Lúc này, các vấn đề biến động trong nền kinh tế, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp đối thủ hay sự thay đổi của xu hướng, thị hiếu của khách hàng bắt buộc doanh nghiệp phải luôn nhạy bén và linh động cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình để không bị lỗi thời.  Doanh nghiệp cần duy trì hoạt động cùng với lượng khách trung thành tăng cao, khẳng định vị thế trên thị trường cũng như xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp với mục tiêu ổn định lâu dài của doanh nghiệp.

Giai đoạn phát triển luôn là giai đoạn mơ ước của hầu hết các startup. Khi doanh nghiệp đã đạt được sự ổn định thì lúc này, doanh nghiệp cần tăng tốc mở rộng mô hình kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần bằng cách mở rộng thị trường qua các kênh phân phối, kinh doanh; phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới và tìm kiếm các nhà đầu tư mới phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. 

Đồng thời, nhịp độ tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào sự vận hành của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và có đội ngũ nhân viên chất lượng cao để xử lý tốt các vấn đề phát sinh. 

Dịch vụ tư vấn khởi nghiệp dành cho Startup

Để hỗ trợ tối đã các startup trong quá trình khởi nghiệp, Long Phan cung cấp dịch vụ tư vấn khởi nghiệp với các nội dung công việc như sau:

  • Nghiên cứu, phân tích và đánh giá ý tưởng kinh doanh của startup khởi nghiệp
  • Phân tích thị trường mục tiêu và tiềm năng phát triển, lập Kế hoạch Kinh doanh
  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, giấy phép và các thủ tục liên quan.
  • Tư vấn về cấu trúc pháp lý và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn về cách thức quản lý tài chính và kế toán
  • Tư vấn về chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Dịch vụ tư vấn về khởi nghiệp

Dịch vụ tư vấn về khởi nghiệp

Bài viết trên đã tổng hợp một cách cơ bản các giai đoạn của startup khởi nghiệp. Tùy từng giai đoạn mà doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị phù hợp để có thể hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình. Nếu các startup cần có một sự hỗ trợ uy tín, chất lượng trong quá trình khởi nghiệp, quý khách hàng có thể liên hệ với Long Phan qua hotline 0906.735.386 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.