Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Tổng quan bài viết

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là những bước cực kỳ quan trọng để định hình và khởi đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Từ việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp đến xây dựng kế hoạch kinh doanh, mỗi bước đều mang lại tầm quan trọng đặc biệt. Sau đây hãy cùng Long Phan điểm qua những công việc cần thực hiện sau khi doanh nghiệp ra đời, để đảm bảo một bước khởi đầu mạnh mẽ và ổn định trong hành trình phát triển sắp tới.

Việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là quá trình thông báo thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn cho cộng đồng và các cơ quan chính phủ. Đối với doanh nghiệp vừa được thành lập thì việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. 

Cụ thể trong thời hạn 30 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện công bố công khai các nội dung đăng ký doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần ,…trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Sau khi mở doanh nghiệp, việc đăng ký tài khoản ngân hàng là một bước quan trọng giúp tổ chức quản lý tài chính một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp tách rời tài chính cá nhân và doanh nghiệp, mà còn cung cấp nền tảng cho các giao dịch kinh doanh và thanh toán. Hiện nay việc mở, thay đổi tài khoản ngân hàng các doanh nghiệp không cần phải thông báo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hay các cơ quan thuế nữa. 

Thủ tục liên quan đến thuế sau khi thành lập doanh nghiệp

Đăng ký khai báo thuế lần đầu 

Việc hoàn thành thủ tục đăng ký thuế ban đầu là một bước quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay sau khi bắt đầu hoạt động. Đây là cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn và nguyên tắc quản lý kế toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Qua việc đăng ký thuế ban đầu, doanh nghiệp có thể xác định và cập nhật các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình, giúp tối ưu hóa quá trình kế toán và đáp ứng đúng kỳ vọng về báo cáo thuế và quản lý tài chính.

Doanh nghiệp khi mới thành lập cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ khai thuế ban đầu nộp tại Chi cục Thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý thì nộp hồ sơ tại Cục Thuế tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

Nộp thuế lần đầu

Nộp thuế lần đầu

Nộp lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là một loại thuế đặc biệt mà các doanh nghiệp phải nộp định kỳ hàng năm để được phép hoạt động kinh doanh. Đây là một khoản phí bắt buộc do cơ quan thuế thu hồi từ các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất và dịch vụ.

Theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp vừa thành lập thì thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập.

Đăng ký chữ ký số và hóa đơn điện tử

Thứ nhất về đăng ký chữ ký số sẽ hỗ trợ cho các thủ tục kê khai, đăng ký trực tuyến được diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc phát hành hóa đơn điện tử. Khi đăng ký chữ ký số doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực của người đại diện theo pháp luật

Thứ hai về hóa đơn điện tử: Theo quy định hiện hành tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử và phải thực hiện chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế. Do đó, một trong những việc mà doanh nghiệp cần phải làm sau khi thành lập là phải đăng ký hóa đơn điện tử để tránh bị xử phạt hành chính.

Treo biển hiệu công ty

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo quy định. Do đó để tránh trường hợp bị xử phạt các doanh nghiệp sau khi thành lập cần thực hiện treo biển hiệu công ty

Thủ tục hành chính – nhân sự sau khi thành lập

Lập biểu mẫu quản lý nhân sự 

Sau khi một doanh nghiệp được thành lập, việc lập biểu mẫu quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Một số biểu mẫu cụ thể như:

  • Biểu mẫu quản lý hợp đồng;
  • Biểu mẫu thông tin nhân viên;
  • Biểu mẫu danh sách nhân viên, phòng, ban;
  • Biểu mẫu quản lý hồ sơ;
  • Biểu mẫu quản lý tiền lương, thưởng;
  • Biểu mẫu thời gian làm việc,….

Xây dựng hợp đồng

Xây dựng hợp đồng với nhân sự là một phần không thể thiếu trong quá trình tổ chức doanh nghiệp mới. Hợp đồng này không chỉ đơn thuần là một tài liệu pháp lý, mà còn là một công cụ để thiết lập và duy trì mối quan hệ làm việc tích cực giữa công ty và nhân viên. Cụ thể một số loại hợp đồng như:

  • Hợp đồng thử việc;
  • Hợp đồng lao động;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Hợp đồng dịch vụ;
  • ….

Ngoài ra trong quá trình hoạt động và kinh doanh sẽ có một số mẫu hợp đồng phổ biến mà doanh nghiệp cần phải lưu ý trước như:

  • Hợp đồng mua bán;
  • Hợp đồng ủy quyền;
  • Hợp đồng góp vốn;
  • Hợp đồng vận chuyển,….

Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mới thành lập không chỉ là việc định hình mục tiêu và chiến lược phát triển, mà còn là quá trình định hình lại bản thân doanh nghiệp trong mắt thị trường. Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, phân tích cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh, cũng như xác định nguồn lực và cách tiếp cận thị trường một cách hiệu quả. 

Thủ tục hành chính – nhân sự

Thủ tục hành chính – nhân sự

Đăng ký sử dụng lao động và bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp

Về đăng ký sử dụng lao động: Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị (về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Về đăng ký bảo hiểm xã hội: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, trong 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. 

Đối tượng đăng ký gồm: 

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn
  • Người làm việc theo theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 
  • Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.

Những nội dung trên là một số điểm mà các doanh nghiệp cần làm sau khi vừa thành lập. Tuy nhiên, những việc nêu trên chỉ phổ biến áp dụng chung đối với các doanh nghiệp nói chung. Còn tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ có các quy định đặc thù riêng. Do đó, nếu Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0906.735.386 hoặc qua email: info@longphanpmt.com

Bài viết liên quan

Việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp