Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Tổng quan bài viết

Đăng ký bản quyền tác giả là thủ tục đăng ký nhằm ghi nhận quyền của tác giả đối với các tác phẩm do mình tạo ra. Việc đăng ký bản quyền tác giả không chỉ là một hành động pháp lý đơn thuần mà còn là một biện pháp giúp tạo ra một môi trường công bằng, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Biết được điều đó Long Phan đã cung cấp cho cho Quý khách hàng, Quý độc giả những thông tin về dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả.

Đăng ký tác quyềnĐăng ký tác quyền

Các loại hình được đăng ký quyền tác giả

Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 (Gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì các loại hình được bảo hộ quyền tác giả gồm hai loại là Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và Tác phẩm phái sinh. Cụ thể các loại hình đó là:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình như: Tiểu thuyết, truyện, bút ký, ký sự, thơ, kịch bản; công trình nghiên cứu; sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản; giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với giảng dạy; tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự….
  • Tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác
  • Tác phẩm sân khấu như chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối,..
  • Tác phẩm mỹ thuật như hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt…
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí nội thất,…
  • Tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc….
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu…
  • Đối với tác phẩm phái sinh cũng thuộc đối tượng bảo hộ của quyền này những phải thỏa mãn điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Ngoài ra còn nhiều loại hình tác phẩm khác nữa được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ thì điều kiện khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả là:

  • Tác giả là người trực tiếp tạo ra tác phẩm;
  • Nếu có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả;
  • Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả;
  • Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả

Bảo hộ quyền tác giảBảo hộ quyền tác giả

Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả được quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Quy trình đăng ký

  • Bước 1: Xác định loại đối tượng đăng ký;
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả;
  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả;

Có 02 cách thức nộp hồ sơ:

Thứ nhất, nộp trực tiếp hoặc thông qua bưu chính gửi tới Cục bản quyền tác giả;

Thứ hai, thực hiện nộp hồ sơ thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

  • Bước 4: Theo dõi phản hồi thông tin đăng ký với Cục bản quyền tác giả;

Theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022 thì trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho người nộp đơn. Trường hợp đơn bị từ chối phải có văn bản phản hồi.

  • Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Long Phan

Tư vấn, soạn thảo hồ sơ đăng ký

  • Tư vấn về các đối tượng tác phẩm đăng ký;
  • Tư vấn điều kiện đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn về quy trình, chi phí đăng ký;
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, đơn từ đăng ký;
  • Tham vấn, kiểm tra các vấn đề liên quan khi thực hiện đăng ký bản quyền;
  • Tư vấn các giải pháp khi bản quyền không được bảo hộ;
  • Tham vấn, theo dõi việc sử dụng bản quyền;
  • Tư vấn các rủi ro, các trường hợp xâm phạm có thể xảy ra đối với quyền tác giả…
  • Tư vấn trong trường hợp bị xâm phạm bản quyền tác giả.

Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục

Trong quá trình thực hiện đăng ký bản quyền tác giả chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các công việc như:

  • Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký;
  • Thực hiện điều chỉnh, bổ sung hồ sơ, thủ tục khi có yêu cầu;
  • Đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định;
  • Làm việc với các cơ quan có liên quan khác;
  • Theo dõi quá trình thẩm định, kết quả giải quyết hồ sơ;
  • Thực hiện theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ…

Dịch vụ đăng ký quyền tác giảDịch vụ đăng ký quyền tác giả

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Cung cấp những bằng chứng pháp lý chứng minh quyền sở hữu của tác giả;
  • Tạo ra một hình ảnh minh bạch và chính xác về quyền sở hữu tác phẩm;
  • Tăng thêm thu nhập bằng cách sử dụng bản quyền để cấp phép cho người khác sử dụng tác phẩm;
  • Bảo vệ tác phẩm, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả không phải thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ giúp mang lại các lợi ích nhất định cho chủ sở hữu. Nếu Quý khách hàng, Quý độc giả còn vấn đề thắc mắc về đăng ký bản quyền tác giả có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0906.735.386 để gặp các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Bài viết liên quan

Đăng ký tác quyền

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả