Hướng dẫn xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổng quan bài viết

Cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bước quan trọng giúp cơ sở kinh doanh đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Việc xin cấp lại chứng nhận không chỉ giúp khẳng định chất lượng và an toàn của sản phẩm mà còn tăng cường niềm tin của người tiêu dùng. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cấp lại giấy chứng nhận
Cấp lại giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp lại trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp lại trong các trường hợp sau:

  • Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hư hỏng không còn đủ thông tin.
  • Thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
  • Thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ và quy trình sản xuất.
  • Thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ và quy trình sản xuất.
  • Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có giảm về cơ sở kinh doanh

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng việc cấp lại Giấy chứng nhận không đơn thuần là thủ tục hành chính. Nó còn là cơ hội để cơ quan chức năng đánh giá lại điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở. Do đó, quý khách hàng cần đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010.

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự như cơ quan cấp mới. Cụ thể:

  • Bộ Y tế: Cấp lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cấp lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật, thực vật.
  • Bộ Công Thương: Cấp lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột.

Tại địa phương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương được phân cấp thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cho các cơ sở trên địa bàn.

Quý khách hàng cần xác định đúng cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ xin cấp lại. Việc này giúp tránh mất thời gian và đảm bảo tính hợp lệ của thủ tục. Trong trường hợp không chắc chắn, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc bị hỏng

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
  • Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của cơ sở.

Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:

  • Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của chủ cơ sở);
  • Tài liệu chứng minh sự thay đổi tên cơ sở.

Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:

  • Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).”

Nội dung tham khảo: Khoản 2, Điều 12, Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Thành phần hồ sơ chuẩn bị để xin cấp lại
Thành phần hồ sơ chuẩn bị để xin cấp lại

Trình tự thực hiện

Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo các bước chính sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.
  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở (nếu cần).
  • Bước 4: Cấp lại Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện.

Ngoài ra đối với các trường hợp cụ thể sẽ có những quy định riêng như:

  • Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc bị hỏng

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện như cấp lần đầu

>>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nội dung tham khảo: Khoản 2, Điều 13, Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Thủ tục thực hiện xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 
Thủ tục thực hiện xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Long Phan

Việc cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc sử dụng các dịch vụ tư vấn sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, chính xác từ lần đầu nộp, tăng tỷ lệ thành công, rút ngắn thời gian cấp lại giấy. Long Phan cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp.

Các dịch vụ bao gồm:

  • Tư vấn về điều kiện, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận: Phân tích tình hình cụ thể của doanh nghiệp, xác định trường hợp cấp lại phù hợp theo quy định
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định: Soạn thảo đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận
  • Hỗ trợ chuẩn bị bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở hướng dẫn xin cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe, giấy xác nhận tập huấn (nếu cần)
  • Hỗ trợ lập báo cáo kết quả khắc phục (nếu có thay đổi quy trình sản xuất). Kiểm tra, rà soát hồ sơ đảm bảo đầy đủ, hợp lệ theo quy định
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan chức năng: Giải trình, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Phối hợp trong quá trình thẩm định, kiểm tra thực tế tại cơ sở (nếu có)
  • Hỗ trợ khắc phục các vấn đề phát sinh: Tư vấn cải thiện cơ sở vật chất, quy trình sản xuất theo yêu cầu mới (nếu cần). Hỗ trợ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan chức năng

Đội ngũ chuyên gia của Long Phan có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Chúng tôi cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xin cấp lại Giấy chứng nhận nhanh chóng, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ trực tiếp với Long Phan để được tư vấn chi tiết về quy trình, thủ tục và mức phí phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp.Tuân thủ đúng quy trình không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý mà còn nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm. Quý khách hàng cần hỗ trợ về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, vui lòng liên hệ Long Phan qua Hotline: 0906735386 để được tư vấn chi tiết.

Bài viết liên quan

Cấp lại giấy chứng nhận

Hướng dẫn xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm