Các điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu mà doanh nghiệp nên biết

Tổng quan bài viết

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu là yếu tố quyết định tính hợp pháp của giao dịch này. Doanh nghiệp cần nắm vững các quy định pháp luật về chuyển nhượng nhãn hiệu để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro pháp lý. Theo dõi bài viết của Long Phan có thêm những thông tin chi tiết các điều kiện, thủ tục và lưu ý quan trọng khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam.

Quy định điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu
Quy định điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu ban đầu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho chủ sở hữu mới.

Các điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 để chuyển nhượng nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện sau:

Tuân thủ các điều kiện về hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể bao gồm:

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Ngoài ra, còn đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải thực hiện qua hình thức hợp đồng dưới dạng văn bản;
  • Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực sau khi hoàn tất việc đăng ký tại cơ quan quản lý quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là tại Cục Sở hữu Trí tuệ;
  • Trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại giống với nhãn hiệu đang được chuyển nhượng, cần phải điều chỉnh tên thương mại trước khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Như vậy, để cho việc chuyển nhượng nhãn hiệu hợp pháp cũng như quá trình chuyển nhượng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện trên.

Lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu
Lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Thành phần hồ sơ

Căn cứ STT 17, tiểu mục A, Mục 1, Phần I Quyết định 2060/QĐ-BKHCN về Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu thì cần chuẩn bị các loại tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu, nếu quyền sở hữu nhãn hiệu tương ứng  thuộc sở hữu chung;
  • Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, cần có thêm các giấy tờ: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng (trong trường hợp này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định lại về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định).

Trình tự thực hiện

Quá trình đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

  • Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệuđến Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Cách thức thực hiện:
  1. Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
  2. Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trường hợp 1:  Hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:

  • Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường  hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
  • Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
  • Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

Trường hợp 2:  Hồ sơ đăng ký có thiếu sót:

  • Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
  • Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Cơ sở pháp lý: STT 17, tiểu mục A, Mục 1, Phần I Quyết định 2060/QĐ-BKHCN.

Các bước chuyển nhượng nhãn hiệu
Các bước chuyển nhượng nhãn hiệu

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyển nhượng nhãn hiệu đúng chuẩn

Việc sử dụng dịch vụ tư vấn có thể trong quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tránh các sai sót có thể dẫn đến việc từ chối đăng ký và đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao dịch. Tại Long Phan, chúng tôi mang đến giải pháp toàn diện cho khách hàng và giúp Quý khách yên tâm thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu một cách chuyên nghiệp và đúng pháp luật. Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tại Long Phan gồm có:

  • Tư vấn các điều kiện chuyển nhượng
  • Đánh giá tính hợp lệ của việc chuyển nhượng.
  • Soạn thảo, review, sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng.
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký.
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục.
  • Theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xét duyệt.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là bước đi chiến lược, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy định pháp luật, quá trình này sẽ diễn ra suôn sẻ, mang lại lợi ích lớn cho các bên tham gia. Long Phan tự hào là đối tác đáng tin cậy, sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong mọi bước của quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu. Hãy liên hệ với Long Phan qua hotline 0906735386 để nhận tư vấn miễn phí và khởi đầu hành trình chuyển nhượng nhãn hiệu thành công của Quý khách.

Bài viết liên quan

Quy định pháp luật về chuyển nhượng nhãn hiệu

Các điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu mà doanh nghiệp nên biết