Cách giải quyết khi bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tổng quan bài viết

Bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tình huống mà nhiều doanh nghiệp và cá nhân có thể gặp phải, gây ra những lo ngại về quyền lợi và tài sản trí tuệ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý khách cách xử lý hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của mình. Hãy cùng tìm hiểu những bước đi cụ thể và những giải pháp mà Quý khách có thể áp dụng ngay hôm nay!

Hành vi được xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Hành vi được xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Những hành vi bị xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3, khoản 126, khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), những hành vi bị xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là:

  1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
  • Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  • Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.
  1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
  • Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
  • Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
  • Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

Hành vi được xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Quyền của chủ sở hữu đối với quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ theo Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

  • Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
  • Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
  • Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp
Quyền của chủ sở hữu
Quyền của chủ sở hữu

Hướng giải quyết khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm

Khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm, việc đầu tiên là chủ sở hữu phải bình tĩnh và tiến hành trao đổi, thương lượng yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm. Nếu trước đó bên xâm phạm có hành vi sử dụng đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp gây hiểu lầm hoặc thiệt hại thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Nếu hành vi chưa chấm dứt thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp nghiêm trọng hơn thì chủ sở hữu cần khởi kiện ra tòa án hoặc tòa trọng tài để bảo vệ quyền lợi của mình

Quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm thì nên làm gì?
Quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm thì nên làm gì?

Dịch vụ tư vấn hướng xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tại Long Phan, chúng tôi cam kết đồng hành cùng Quý khách trong từng bước xử lý khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng cung cấp những giải pháp pháp lý tối ưu, giúp Quý khách bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Chúng tôi mang đến dịch vụ tư vấn toàn diện, bao gồm:

  • Tư vấn chi tiết về quyền lợi và các biện pháp pháp lý có thể áp dụng khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm;
  • Tư vấn các phương thức giải quyết hiệu quả khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm
  • Hỗ trợ Quý khách thực hiện các biện pháp và thủ tục cần thiết một cách dễ dàng;
  • Chi phí dịch vụ minh bạch, rõ ràng và không phát sinh thêm chi phí;
  • Cung cấp thông tin cập nhật về quy trình và tình hình giải quyết vụ việc;
  • Đại diện cho Quý khách trong việc làm việc với các bên liên quan và cơ quan chức năng.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi để có được hướng xử lý tốt nhất khi bị xâm phạm. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0906.735.386 để được hỗ trợ tận tình, tư vấn miễn phí. Long Phan luôn ở đây để giúp Quý khách bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất!

Bài viết liên quan

Hành vi được xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Cách giải quyết khi bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp